Ở miền đông Hoa Kỳ, nép mình giữa những tán cây bên cạnh một nhánh của sông Ohio là một trong những công trình kiến tạo kỳ lạ và bí ẩn nhất từng được tạo ra bởi con người. Great Serpent Mound hay còn gọi là gò rắn chỉ cao chưa đến 1 m, nhưng lại kéo dài hơn 400 mét và có thể nhìn thấy rõ ràng từ trên cao.
Gò đất đặc biệt này được xây dựng chủ yếu từ một lớp đất sét màu vàng.
Great Serpent Mound được coi là gò rắn lớn nhất thế giới. Ghi chép đầu tiên về di tích này đến từ các cuộc khảo sát được thực hiện vào thế kỷ 19 bởi Ephraim Squier và Edwin Davis. Họ đã viết về gò rắn bí ẩn này trong cuốn sách lịch sử “Di tích cổ của Thung lũng Mississippi” xuất bản năm 1848.
Trên thực tế, toàn bộ cấu trúc của gò rắn được chia thành ba phần với hình con rắn kéo dài 419 mét và rộng từ 6 đến 7,6 mét. Đầu của con rắn tiếp cận một vách đá trên một con suối, với phần thân phía sau uốn lượn qua lại.
Bản thân gò đất đặc biệt này được xây dựng chủ yếu từ một lớp đất sét màu vàng và đã được gia cố bằng một lớp đá trước khi được bao phủ bởi đất. Đầu của con rắn trông giống như đang cố ngấu nghiến một gò đất hình tròn dài khoảng 37 mét.
Đã có một số cuộc tranh luận giữa các học giả về hình dạng đặc biệt của gò đất này là một quả trứng hay Mặt trời hoặc một vật cụ thể nào đó.
Toàn bộ cấu trúc của gò rắn được chia thành ba phần với hình con rắn kéo dài.
Điều thú vị là có những gò rắn tương tự được tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Scotland và Canada. Và, với hình dạng thẳng đứng, với chiều cao thấp so với các chiều không gian khác của nó, gò rắn này được xếp vào cùng loại vật thể với Đường kẻ Nazca của Peru. Những cấu trúc này phù hợp để quan sát từ trên không – điều dường như là không thể trong thời đại mà nó được tạo ra.
Các nhà khảo cổ đã tranh luận về nguồn gốc của gò rắn trong nhiều thập kỷ. Nhiều cuộc khai quật đã được diễn ra, nhưng không có đồ tạo tác hoặc chôn cất nào được tìm thấy có thể trực tiếp giúp xác định thời điểm hình thành và lý do chính xác mà nó được xây dựng.
Không có đồ tạo tác hoặc chôn cất nào được tìm thấy quanh khu vực gò rắn.
Hiện tại có hai giả thuyết hàng đầu về người có thể đã xây dựng gõ rắn khổng lồ này. Một số người cho rằng nó có thể thuộc về nền văn hóa Adena, có niên đại từ năm 800 trước Công nguyên đến khoảng năm 100 sau Công nguyên.
Những người khác lại tin rằng nó được xây dựng bởi nền văn hóa Fort Ancient có từ năm 1000 đến 1750 sau Công nguyên. Giả thuyết này cũng cho rằng gò rắn khổng lồ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11.
Với hai giả thuyết trên, niên đại của gò rắn cũng không đồng nhất – cách nhau cả thiên niên kỷ. Vậy thì tại sao lại có sự không chắc chắn này, và tại sao lại có những giả thuyết cực kỳ khác nhau như vậy?
Văn hóa Adena là một nền văn hóa lâu đời được biết là đã phát triển mạnh mẽ ở lục địa Bắc Mỹ. William Webb, một nhà nghiên cứu nổi tiếng, đã tìm thấy bằng chứng về nền văn hóa này ở Kentucky từ đầu năm 1200 trước Công nguyên.
So sánh các đồ tạo tác được tìm thấy ở Kentucky với những đồ tạo tác được tìm thấy gần gò rắn. Nhóm nghiên cứu tin rằng nó được xây dựng bởi cùng một nền văn hóa và người ta biết rằng nền văn hóa Adena đã lan rộng đến tận Thung lũng Ohio. Đồng thời nền văn hóa Adena cũng được biết là đã xây dựng những gò đất lớn ở những nơi khác, mặc dù hình thù của chúng không giống với gò rắn.
Một nhóm tám thành viên do nhà khảo cổ học William Romain dẫn đầu đã điều tra các mẫu than từ gò rắn. Có những phát hiện xác định niên đại của việc xây dựng là từ năm 381 trước Công nguyên đến năm 44 trước Công nguyên, rất phù hợp với thời kỳ phát triển đỉnh cao của nền văn hóa Adena tại khu vực này.
Đối lập với giả thuyết này là gò rắn thuộc về nền văn hóa Fort Ancient. Năm 1996, nhóm của Robert Fletcher và Terry Cameron đã mở lại một số cuộc khai quật vào thế kỷ 19.
Họ đã tìm thấy than trong các cuộc khai quật, và khi được kiểm tra thì niên đại của những mẫu than này chỉ ở khoảng năm 1070 sau Công nguyên. Do đó, điều này dường như gợi ý rằng nền văn hóa Fort Ancient, những người sinh sống ở Thung lũng Ohio vào thời điểm đó, đã xây dựng gò rắn, và có lẽ nó đã được xây dựng đè lên trên những gò đất nhỏ hơn trước đó do nền văn hóa Adena xây dựng.
Thế nhưng bản thân giả thuyết này lại có vấn đề. Việc xây dựng gò đất không phải là đặc trưng của các dân tộc thuộc nền văn hóa Fort Ancient. Gò đất này cũng không chứa đồ tạo tác đặc trưng và cũng không có ngôi mộ đáng chú ý nào được tìm thấy gần gò rắn, điều này là bất thường đối với nền văn hóa Fort Ancient.
Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng cả hai giả thuyết này đều có thể đúng. Có lẽ nền văn hóa Adena đã tạo ra gò rắn ban đầu, và sau đó một nghìn năm, nền văn hóa Fort Ancient đã sửa chữa những phần bị hư hại theo thời gian của gò rắn này.
Gò đất có thể đã được sử dụng để xác định thời gian hoặc sự thay đổi của các mùa.
Dựa trên nghiên cứu được tiến hành vào năm 1987, người ta cho rằng gò đất hình tròn và vùng đầu của con rắn thẳng hàng với Mặt trời lặn vào ngày hạ chí. Trong khí đó, đuôi của con rắn hướng về Mặt trời mọc vào ngày đông chí.
Điều này cho thấy rằng, nó có thể đã được sử dụng để xác định thời gian hoặc sự thay đổi của các mùa. Phương pháp này có thể đã đưa ra lời khuyên cho người dân địa phương về thời điểm gieo trồng hoặc thu hoạch mùa màng.
Ngoài ra, các đường cong trên cơ thể của con rắn đã được xác định là song song với các pha của Mặt Trăng, xen kẽ với hai điểm chí và hai điểm phân.
- Tục nhuộm răng đen của người Việt có từ khi nào?
- Công nghệ mới giúp nuôi trồng tế bào thực vật để in 3D các loại gỗ
- Những trận bão tuyết khủng khiếp nhất từng càn quét trên thế giới