Nhắc đến Kim Tự Tháp, người ta nghĩ ngay đến đất nước Ai Cập với bề dày lịch sử – văn hóa phong phú. Hình dạng của Kim Tự Tháp Ai Cập được cho là tượng trưng cho mô đất nguyên thủy mà người Ai Cập tin là từ đó Trái đất được tạo ra, cũng như những tia nắng Mặt Trời chiếu xuống. Đến nay, các nhà khoa học đã tìm ra 138 Kim Tự Tháp ở Ai Cập.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng ở khu vực Đông Nam Á cũng có một Kim Tự Tháp vô cùng đặc biệt. Thậm chí, nó còn được xem là Kim Tự Tháp cổ nhất trên Trái đất mà đến nay các nhà khảo cổ vẫn chưa xác định chính xác được.
Di tích Gunung Padang được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1914.
Theo nhà địa chất học, Tiến sĩ Danny Hilman thì một khu vực ở Tây Java (thuộc Indonesia) cần được quan tâm nhiều hơn bởi ở đó có một ngôi đền cổ được xây dựng trong giai đoạn cách đây khoảng 9.000 đến 20.000 năm. Đó chính là Gunung Padang – bằng chứng cho thấy một nền văn mình vô cùng lớn đã được hình thành từ lâu nhưng chưa bao giờ thực sự tồn tại trong các nghiên cứu hiện tại.
Video khám phá di tích Gunung Padang ở Java
Gunung Padang một cái tên có nghĩa là “Ngọn núi ánh sáng” được báo cáo lần đầu vào năm 1914, nằm nép mình giữa những ngọn núi lửa, rừng chuối và vườn chè, ở độ cao 2.903ft (tương đương 886m) so với mực nước biển và cách phía Nam của thủ đô Jakarta khoảng 75 dặm (tương đương 120km). Theo các nhà nghiên cứu thì Gunung Padang là Kim tự tháp cuối cùng ở Đông nam Á và họ suy đoán rằng, bên dưới nền đất được đắp cao có vô số căn phòng, hầm, cây mọc um tùm, các dãy tường và khu vực xung quanh được phủ kín bằng thảm thực vật đày đặc vốn đã phát triển trên di tích này qua nhiều thế kỷ.
Các bậc thang được bao bọc bởi những bức tường làm bằng đá, gồm 400 bậc và cao khoảng 311ft (khoảng 95m).
Một bản vẽ mô phỏng di tích Gunung Padang.
Kim Tự Tháp lâu đời nhất thế giới
Cấu trúc bên dưới ngọn đồi có vẻ rất đồ sộ. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng nó lớn hơn gấp 3 lần so với khu phức hợp đền Borobudur nổi tiếng của Java. Nhưng mục đích của nó là gì và liệu có một ngôi mộ trong lòng đất hay không vẫn là một bí ẩn.
Điều khiến các nhà khoa học bối rối nhất chính là sự phức tạp của Kim Tự Tháp. Người ta cho rằng địa điểm này đã có người ở và được làm lại nhiều lần, bằng chứng là các lớp kết cấu đặc biệt của nó.
Cho đến nay, các tài liệu chính thống về Gunung Padang còn khá ít và chưa rõ ràng.
Tầng ngay dưới bề mặt quả đồi đầy cỏ hiện nay dường như được xây dựng bởi một tộc người từng cư ngụ ở khu vực vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Nhưng họ không phải là người đầu tiên ở nơi này.
Càng khoan sâu xuống dưới thì bí ẩn này càng trở nên vô cùng khó hiểu. Ban đầu, Gunung Padang được xác định có niên đại ít nhất 5.000 năm tuổi, sau đó lên 10.000 năm tuổi và cuối cùng là 20.000 năm tuổi.
Theo Live Science, “trái tim” của Kim Tự Tháp, lớp sâu nhất, dường như đã được xây dựng từ rất lâu, với những phần lâu đời nhất có từ khoảng 25.000 năm trước Công nguyên.
Nếu niên đại carbon ở phần sâu nhất này là chính xác, thì Gunung Padang không chỉ “đánh bại” các Kim Tự Tháp khác ở Ai Cập về tuổi đời mà nó còn đi trước nền văn minh đầu tiên được công nhận ở Lưỡng Hà.
Cho đến nay, các tài liệu chính thống về Gunung Padang còn khá ít và chưa rõ ràng. Nếu công trình này được khám phá thì có lẽ các nhà khoa học cần phải viết lại lịch sử cho giai đoạn tiền sử. Đồng thời làm sáng tỏ một nền văn minh cổ đại cực kỳ tiên tiến nhưng vô cùng bí ẩn.
- Quét radar nhà thờ cổ, phát hiện bóng ma vua Viking 1.100 tuổi
- Những điều thú vị ít ai biết về kẹo hồ lô nổi tiếng trong phim kiếm hiệp Trung Quốc
- Chiều nay, Trái đất đi đến điểm viễn nhật, “bỏ rơi” sao mẹ