Bí ẩn đường ống kim loại 150.000 năm tuổi bên dưới “kim tự tháp” ở Trung Quốc

Xem bài viết

Sau khi phát hiện ra cấu trúc đặc biệt này, hàng loạt các câu hỏi đã được đặt ra: Ai có thể xây dựng cấu trúc phức tạp như vậy cách đây 150.000 năm, thời điểm mà con người được cho là mới bắt đầu sử dụng lửa?

Các đường ống Baigong là một trong những bí ẩn lớn nhất của thế giới cổ đại. Chúng được tìm thấy bên trong một kim tự tháp bị xói mòn nặng nằm trên đỉnh núi Baigong ở tỉnh Thanh Hải, Tây Bắc Trung Quốc.

Kim tự tháp sụp đổ này từng có ba lối vào hình tam giác ở ba cạnh của nó, nhưng theo thời gian, hai trong số chúng đã sụp đổ và hiện không thể tiếp cận được.

Dấu tích của sắt và những tảng đá có hình dạng khác thường nhô ra khỏi bề mặt, cho thấy nơi đây đã từng có hoạt động của con người từ rất lâu trước đó. Hang động (lối vào) duy nhất còn lại có một mạng lưới ống kim loại phức tạp, có đường kính lên tới 0,45m. Theo đó, có hàng chục đường ống như vậy chạy thẳng lên núi, tuy nhiên chúng dẫn đến đâu thì không ai biết.

Cấu trúc kỳ lạ mà dân địa phương tin là tháp phóng.
Trên núi Baigong ở tỉnh Thanh Hải, phía tây Trung Quốc, có một cấu trúc kỳ lạ mà dân địa phương tin là tháp phóng. Cấu trúc này trông như một kim tự tháp, với 3 chiếc hang có cửa hình tam giác mở ra ở bên thân.

Một số nhà khảo cổ học đã đến thăm địa điểm này đã suy đoán rằng các đường ống có thể đã từng cung cấp nước cho kim tự tháp. Giả thuyết này dường như được hỗ trợ bởi vô số ống kì lạ được tìm thấy trên bờ Hồ Toson gần đó. Chúng cũng có nhiều chiều dài và đường kính khác nhau, một số vươn lên trên mặt nước, một số khác bị chôn vùi bên dưới.

Bị hấp dẫn bởi những đồ tạo tác thất lạc này, Viện Địa chất Bắc Kinh đã phân tích các đường ống Baigong bằng cách sử dụng một kỹ thuật gọi là phát quang nhiệt. Phương pháp này cho phép họ xác định thời điểm các đường ống chịu nhiệt độ cao lần cuối. Phân tích cho thấy rằng các đường ống này chắc chắn phải được sản xuất cách đây 150.000 năm.

Rải rác xung quanh
Rải rác xung quanh “kim tự tháp” và bên bờ hồ là một số lớn các đường ống, những mảnh vụn sắt han gỉ và những khối đá có hình dạng bất thường, cùng một số ống dẫn chạy xuống hồ.

Và bí ẩn sâu hơn. Phân tích được tiến hành tại một nhà máy luyện kim do chính phủ Trung Quốc điều hành đã không thể xác định thành phần chính xác của các đường ống. Mặc dù các đường ống được cấu tạo từ oxit sắt, oxit silic và oxit canxi, tuy nhiên chúng cũng chứa 8% vật liệu không xác định.

Và cho đến tận thời điểm hiện tại vẫn không có cách nào để giải thích được rốt cục vật liệu bí ẩn đó là thứ gì. Theo những nghiên cứu trước đó, sự hiện diện của con người trong khu vực này mới chỉ bắt đầu từ 30.000 năm trước, nhưng chủ yếu họ sinh sống thành các bộ lạc du mục.

Cũng theo đó, việc hình thành một xã hội nguyên thủy có thể xây dựng được những cấu trúc tinh vi như vậy là điều hoàn toàn không thể xảy ra.

Theo đó, nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra nhằm cố gắng giải thích ai có thể là chủ nhân đã xây dựng những đường ống này và chúng có thể được sử dụng để làm gì. Một trong những giả thuyết cho rằng đây là tàn tích của một nền văn minh tiên tiến trong quá khứ đã bị lãng quên. Họ có thể đã xây dựng một cơ sở bí ẩn nào đó và cần nguồn nước để làm mát, và những đường ống Baigong chịu trách nhiệm dẫn nước từ hồ gần đó để phục vụ cho yêu cầu này.


“Hàm lượng lớn silic dioxit và canxi oxide trong các ống dẫn là kết quả của quá trình tương tác lâu dài giữa sắt và đá cát. Điều đó chứng tỏ những đường ống này đã có từ rất lâu”, kỹ sư Liu Shaolin, người thực hiện các phân tích hóa học, cho biết.

Tuy nhiên điều thú vị là phía bắc núi Baigong có hai chiếc hồ song sinh, một chứa nước ngọt và một chứa nước mặn. Nhưng không hề có đường ống xung quanh hồ nước ngọt, thay vào đó tất cả những đường ống đều nằm ở bờ nam hồ nước mặn, với chiều cao từ 50 đến 60 mét. Tại sao nền văn minh cổ đại này lại cần đến nước mặn, hay cụ thể hơn là nước muối?

Câu trả lời rất có thể là điện phân. Khi một dòng điện đi qua nước muối, nó sẽ phá vỡ cấu trúc của nước thành hydro và oxy. Những thành phần này là nguồn nhiên liệu rất cần thiết cho việc vận hành những động cơ hiện đại có hiệu năng cao, đặc biệt là máy bay, động cơ phản lực… Do đó, nhiều người đã cho rằng chủ nhân thực sự của những đường ống này có thể là một nền văn minh đặc biệt, nền văn minh có thể không phải do con người tạo ra.


Điều đặc biệt là trên vùng đất hoang vu và khắc nghiệt này, chưa từng có sự hiện diện của ngành công nghiệp hiện đại. Chỉ có một vài người dân du mục sống ở phía bắc của núi Baigong. Vì thế, người dân địa phương cho rằng cấu trúc kỳ lạ kia có lẽ là một cái tháp do người ngoài hành tinh để lại.

Tuy nhiên, có một giả thuyết khác có thể khiến cho chúng ta dễ dàng chấp nhận hơn, giả thuyết này cho rằng các đường ống Baigong thực chất chỉ là rễ cây đã hóa thạch. Xinmin Weekly đưa tin vào năm 2003 rằng các nhà khoa học đã tìm thấy chất thực vật trong một cuộc phân tích các đường ống, và cũng tìm thấy thứ trông giống như những vòng vân gỗ bên trong một số đường ống.

Giả thuyết này đã liên kết với một nghiên cứu địa chất trước đó cho rằng ở một số nhiệt độ nhất định và trong những điều kiện hóa học nhất định, rễ cây có thể trải qua quá trình thoái hóa (biến đất thành đá) và các quá trình khác có thể tạo ra sắt.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ lý thuyết này được hỗ trợ tốt như thế nào trong mối quan hệ với các đường ống Baigong. Thực tế là đây chỉ là những lý thuyết cố gắng giải thích điều gì đó vẫn đang nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta và cố gắng làm cho nó trở nên đơn giản, dễ chấp nhận hơn. Tuy nhiên. có một điều chắc chắn là cho đến khi lịch sử được viết lại, những đồ tạo tác dị thường như ống Baigong chắc chắn sẽ không có chỗ trong sách giáo khoa chính thống của nhân loại.