Trả lời trên một trang báo, bác sĩ Hồ Văn Thắng (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cho biết, kết quả thăm khám cho thấy, nguyên nhân khiến chị H. nguội lạnh chuyện “yêu” cũng như khó có con là do mắc hội chứng suy buồng trứng.
Theo bác sĩ Hồ Văn Thắng, buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng nhất của nữ giới với hai chức năng cơ bản là: Nội tiết để sản xuất ra các hormone sinh dục, quy định các đặc tính sinh dục – sinh lý nữ; Ngoại tiết để sản xuất trứng phục vụ cho quá trình sinh sản.
Do vậy, khi buồng trứng hoạt động bình thường, người phụ nữ có đời sống sinh dục, sinh lý và sinh sản bình thường. Ngược lại, nếu buồng trứng bị suy thì không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tình dục, mà còn khó để có con tự nhiên.
Suy buồng trứng sớm nói một cách đơn giản là mãn kinh sớm. Thông thường một phụ nữ sẽ bắt đầu trải qua thời kỳ mãn kinh trong độ tuổi từ 42 đến 56.
Suy buồng trứng sẽ xảy ra ở 1 trong 1.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 29 và 1 trên 100 phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 39. Độ tuổi trung bình của sớm khởi phát là 27 năm. Trong một số trường hợp, tiền sử gia đình mắc suy buồng trứng có liên quan đến khoảng 4% phụ nữ gặp phải tình trạng này.
Nếu có một tình trạng liên quan đến suy buồng trứng, điều quan trọng là phải điều trị cả các bệnh đó. Điều trị có thể liên quan đến thuốc và hormone. Nếu bạn bị suy giáp chưa được điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc điều trị tuyến giáp.
Nếu các vấn đề liên quan đến tự miễn dịch được tìm thấy, liệu pháp steroid có thể được sử dụng cho một số người.
Phục hồi mức estrogen ở phụ nữ bị suy buồng trứng sớm giúp ngăn ngừa một số biến chứng xảy ra do estrogen thấp, chẳng hạn như loãng xương.
Thực tế cho thấy, hiện nay rất nhiều chị em còn trẻ nhưng đã bị suy giảm buồng trứng sớm. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nữ giới, đặc biệt trong cuộc sống vợ chồng.
“Chị em mất tự tin vào bản thân do thần sắc giảm sút, cơ thể thiếu sức sống, ảnh hưởng tới chuyện chăn gối hằng ngày do không có ham muốn tình dục và không thể đạt các khoái cảm khi quan hệ. Đáng lo hơn, hội chứng suy buồng trứng sớm còn cản trở chức năng sinh sản ở nữ giới do trứng không thể sản sinh và phóng noãn để thụ tinh, là nguyên nhân gây ra tình trạng hiếm muộn rất phổ biến”, BS Thắng cảnh báo.
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị nào có thể phục hồi được hoạt động chức năng buồng trứng. Thông thường, các phương pháp điều trị mang mục đích giải quyết triệu chứng bệnh và hỗ trợ tình trạng hiếm muộn như điều trị hormone thay thế nhằm giảm bớt các triệu chứng của mãn kinh sớm. Hoặc nhờ đến sự can thiệp của các phương pháp hỗ trợ sinh sản nhằm tăng khả năng có thai và giảm chi phí đều trị vì quá trình suy buồng trứng vẫn liên tục tiếp diễn.
Cần liên hệ với bác sĩ khi nào?
– Nếu đã trễ kinh từ ba tháng trở lên, hãy đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân. Có thể bị trễ kinh vì một số lý do, bao gồm mang thai, căng thẳng hoặc thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen tập thể dục nhưng tốt nhất nên đến gặp bác sĩ khi chu kỳ kinh nguyệt thay đổi.
– Ngay cả khi không bận tâm về việc không có kinh nguyệt, phụ nữ nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự thay đổi này. Mức độ estrogen thấp có thể dẫn đến mất xương và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.