Ngày 30/1, trên một trang báo, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, cho biết kết quả xét nghiệm phát hiện dịch niệu đạo bệnh nhân có vi khuẩn lậu, chẩn đoán viêm niệu đạo, nhiễm lậu. Bác sĩ nhận định người này đã quan hệ không an toàn nên bị lây truyền bệnh tình dục. Theo lời kể bác sĩ, trong buổi họp lớp đầu xuân, nam thanh niên gặp lại bạn gái cũ, hai người nảy sinh tình cảm, sau đó vượt quá giới hạn.
Bệnh nhân hiện được điều trị bằng kháng sinh liều cao. Bác sĩ khuyến cáo kiêng quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh.
Bệnh lậu có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae, thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục, do quan hệ không an toàn. Đối tác nữ có vi khuẩn lậu trong âm đạo, cổ tử cung, miệng, họng, thậm chí là hậu môn, sẽ lây cho người nam trong những lần sex thiếu an toàn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến với nam nữ trong độ tuổi sinh sản.
Biểu hiện của bệnh lậu trong thời gian đầu không rõ ràng nên rất khó nhận biết. Sau vài ngày, người bệnh mới phát hiệu triệu chứng bất thường như dương vật bị chảy mủ, ngứa hậu môn và chảy máu, một số người bị tiêu chảy và đau khi đi vệ sinh. Khi nhiễm trùng lan sang các khu vực xung quanh như bìu và tinh hoàn, nam giới nguy cơ bị viêm mào tinh hoàn, dẫn đến vô sinh.
Trước đó, rất nguy hiểm khi người đàn ông 50 tuổi nhiễm vi khuẩn “siêu lậu” mới, có khả năng kháng hầu hết các loại kháng sinh, sau cuộc tình một đêm. Trường hợp này được công bố trên tạp chí Eurosurveillance, do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu xuất bản, hôm 20/6. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thuật ngữ “siêu lậu” dùng để chỉ loại vi khuẩn có mức độ kháng thuốc cao, chống lại hầu hết các phương pháp điều trị cơ bản.
Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, bệnh nhân đã quan hệ tình dục không dùng bao cao su với gái bán dâm ở Campuchia vào tháng 4. 5 ngày sau, ông có hiện tượng tiểu buốt và dịch chảy ra từ dương vật.
Kết quả xét nghiệm cho thấy người này đã nhiễm một chủng vi khuẩn “siêu lậu” mới, có khả năng kháng hầu hết các loại kháng sinh, bao gồm azithromycin – kháng sinh đầu tiên sử dụng để điều trị lậu. Những kháng sinh khác là ceftriaxone, cefixime, cefotaxime, ciprofloxacin và tetracycline cũng không hiệu quả với chủng này.
Đây là lần thứ hai các chuyên gia thế giới phát hiện vi khuẩn “siêu lậu”. Chủng đầu tiên được ghi nhận năm 2018, đã lây lan ra Australia và một số nước Đông Nam Á.
CDC khuyến cáo sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tuân thủ chế độ một vợ một chồng. Đây là cách hiệu quả nhất để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bất kỳ chủng vi khuẩn lậu nào.