Mới đây, một cặp đôi tại Trung Quốc đã quyết định ly hôn chỉ sau 33 ngày sống chung.
Theo trang 163 đưa tin, anh Li Shouning sống tại thành phố Trú Mã Điếm, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, được mai mối với cô Qian Yulu. Chỉ sau một thời gian ngắn tìm hiểu, cặp đôi đã quyết định đi đến hôn nhân.
Tuy thời gian yêu đương ngắn ngủi nhưng cả anh Li Shouning và cô Qian Yulu đều cho rằng cuộc hôn nhân này không gấp gáp, khi về chung một nhà có thể tiếp tục bồi đắp tình cảm, nhiều người cũng như họ nên không cần suy nghĩ quá nhiều.
Vốn hiểu hôn nhân là chuyện lớn nên anh Li Shouning cũng không hề lơ là, coi nhẹ đám cưới. Để 2 bên gia đình được mở mày mở mặt, anh Li Shouning đã chi ra một số tiền lớn để chuẩn bị cho đám cưới và sính lễ để tặng cô Qian Yulu.
Cụ thể, anh tặng 88.000 NDT (khoảng 304 triệu đồng) cho vợ sắp cưới và gia đình cô làm lễ vật đính hôn, chi 99.000 NDT (khoảng 342 triệu đồng) tiền quà cưới, 42.000 NDT (khoảng 146 triệu đồng) để mua trang sức vàng bạc.
Ngoài ra, anh còn bỏ 22.000 NDT (khoảng 76 triệu đồng) vào các phong bao lì xì tặng mọi người khi đến đón dâu, 15.000 NDT (khoảng 52 triệu đồng) phí xuống xe hoa cho cô dâu, 160.000 NDT (khoảng 554 triệu đồng) mua xe hơi…
Tổng số tiền anh Li cho cho đám cưới lên tới 510.000 NDT (hơn 1,7 tỷ đồng). Được biết, anh đã phải vay 160.000 NDT từ người thân và bạn bè để có đủ tiền làm đám cưới.
Chẳng ai ngờ khi anh Li Shouning và cô Qian Yulu về sống chung, 2 người lại không hòa hợp nhau như cặp đôi vẫn tưởng. Hai người bất đồng ý kiến trong mọi vấn đề, từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn nên thường xuyên cãi vã, có lúc không thèm nhìn mặt nhau.
Chỉ sau 33 ngày chung sống, anh Li đã đệ đơn ly hôn, đồng thời yêu cầu cô Qian cùng gia đình trả lại số tiền quà cưới và lễ vật mà anh tặng trước đó. Người đàn ông cho rằng nếu hôn nhân đã tan vỡ như vậy thì việc trả lại tiền cưới là hợp lý.
Tuy nhiên, cô Qian và gia đình nhất quyết không trả lại tiền. Bất lực và tức giận khi không đòi được tiền, anh Li đã dán băng rôn đỏ lên ô tô rồi lái đến trước cửa nhà vợ cũ, mang cả ảnh cưới của cả hai để gây áp lực. Thế nhưng, cô Qian vẫn không chịu trả tiền, buộc anh Li phải nhờ pháp luật can thiệp.
Về vấn đề trả lại quà cưới, Điều 5 trong Mục hôn nhân và gia đình của Bộ luật Dân sự Trung Quốc quy định 3 trường hợp có thể trả lại bao gồm: 2 bên chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn; 2 bên đã đăng ký kết hôn nhưng không chung sống với nhau; nhà trai có hoàn cảnh khó khăn và không thể tự chi trả toàn bộ số tiền quà cưới đó.
Trong trường hợp trên, xét thấy thời gian anh Li Shouning và cô Qian Yulu sống bên nhau quá ngắn nhưng số tiền anh Li Shouning chi ra cho đám cưới là khá lớn, phải vay nợ nhiều để tặng cho nhà vợ, tòa án địa phương đã phán quyết rằng cô Qian Yulu cần phải trả lại một phần tiền quà cưới cho anh Li Shouning sau khi thủ tục ly hôn của 2 người xong xuôi.
Những điều cần xem xét trước khi kết hôn
1. Bạn có phiền toái nào từ người bạn đời không?
Bạn hãy tự hỏi xem có điều gì người ấy làm bạn phiền lòng? Điều gì bạn làm cho chồng hoặc vợ tương lai của mình phiền lòng? Khi bạn biết rằng những thói quen hay hành vi của bạn làm phiền người ấy thì bạn sẽ sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người kia để sửa đổi, đồng thời bạn sẽ nói cho người ấy biết cảm giác của mình chứ?
Bên cạnh đó, hai bạn cũng cần thống nhất với nhau về những vấn đề của phía nội và đằng ngoại. Mỗi khi có chuyện gì xảy ra, cả hai sẽ bàn bạc với nhau dù cho việc ấy có thể làm hỏng cuộc hôn nhân của bạn chứ?
2. Chuyện hòa hợp tình dục
Đây là điều tế nhị nhưng cũng cần phải có sự thống nhất khi đã nên vợ chồng. Hai bạn sẽ thường quan hệ tình dục hay trừ một số trường hợp ngoại lệ? Khi nào là thời gian tốt nhất làm chuyện đó? Làm thế nào để duy trì sự hòa hợp tình dục khi đời sống vợ chồng trở nên nhàm chán? Hai bạn sẽ thống nhất cùng nhau chia sẻ về ý nghĩa và ham muốn tình dục như thế nào? Có ranh giới nào cho sự thân mật không?
3. Làm thế nào để quản lý nguồn tài chính gia đình?
Để tránh mâu thuẫn trong vấn đề tiền bạc, bạn cần phải xác định rõ những tài sản cá nhân nào của mình sẽ được gộp chung khi cưới, ai là người thanh toán những hóa đơn sinh hoạt gia đình, những khoản chi tiêu cần phải cân nhắc, giới hạn khoản tiền được sử dụng riêng, khi nào cần phải tham khảo ý kiến của người kia…
Ngoài ra, hai bạn cũng cần bàn thảo với nhau về cách tiết kiệm tiền như thế nào, mục tiêu tài chính của gia đình và cách để đạt đến mục tiêu đó. Bạn sẽ lập một tài khoản chung hay là chia ra nhiều tài khoản? Mỗi người sẽ có một khoản chi tiêu riêng hay không? Nếu có thì tối đa bao nhiêu?
4. Mình sẽ có con và nuôi dạy chúng như thế nào?
Nhìn chung hai bạn sẽ thành một đôi, làm nên một gia đình mới. Vì thế trước khi quyết định về sống chung nên nói chuyện thẳng thắn với nhau, dò hỏi ý kiến xem người bạn đời của mình thích bao nhiêu đứa con, hai vợ chồng sẽ chăm sóc chúng thế nào và lo cho gia đình ra sao? Có thuê người giúp việc không? Nhất là các đôi không cùng niềm tin tôn giáo nên thống nhất ngay từ đầu sẽ cho con theo tín ngưỡng của cha hay mẹ…