Một cán bộ Sở TN&MT Đà Nẵng coi tiền lẻ là “rác”: Phản cảm và vi phạm pháp luật

Xem bài viết

Người đàn ông ném tiền tung tóe ở Đà Nẵng nêu gì trong bản tường trình?Người đàn ông ném tiền tung tóe ở Đà Nẵng nêu gì trong bản tường trình?

GiadinhNet – Ông P cho biết, sự việc xuất phát từ bức xúc việc con mình bị khuyết tật mà bị đối xử không tốt nên ông đã không kiềm chế được và có những hành động không chuẩn mực.

Sở TN&MT TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm đình chỉ công tác đối với ông Đ.C.P (Phó trưởng phòng Quản lý và phát triển quỹ đất). Ông P được cho là người có hành vi ném tiền tung tóe và lớn tiếng tại một quán bún bò ở Đà Nẵng khiến nhiều người bức xúc.

Trước đó, một tài khoản mạng xã hội đã đăng tải đoạn video kèm nội dung một người đàn ông là cán bộ của Sở TN&MT Đà Nẵng ném tiền tung tóe trong quán ăn. Tài khoản này chia sẻ, sáng 2/10, sau khi thực khách (là cháu bé khoảng 16 tuổi) ăn xong và thanh toán thì nhân viên quán trả lại tiền thừa khoảng 25.000 đồng. Vì không có tiền chẵn nên nhân viên trả lại bằng tiền lẻ.

Tuy nhiên, ít phút sau bố của cháu bé đến quán ném tiền tung tóe, la hét với nhân viên là: “Tụi bây đưa rác cho con tao à” và đe dọa: “Nhà tao ở đây, xem chúng mày kinh doanh được bao lâu”.

Tài khoản này phản ánh, sau khi ném tiền, người này còn tát anh một cái trước khi bỏ đi. Chiều cùng ngày, ông P kêu một nhóm khoảng 7 người khác quay lại quán bún đe dọa, đòi đánh nhân viên của quán. “Việc trả lại tiền lẻ cho khách thì cũng bình thường. Tiền lẻ cũng là tiền, cũng có thể phiền hà cho khách nhưng tình thế có lúc như vậy, mong khách thông cảm. Tuy nhiên, việc ném tiền, đánh nhân viên quán và dọa cho đóng quán thì không thể chấp nhận được”, tài khoản này viết.

Vụ cán bộ Sở TN&MT Đà Nẵng coi tiền lẻ là rác: Phản cảm và vi phạm pháp luật - Ảnh 2.

Người đàn ông được cho là có hành động ném tiền trong quán ăn (ảnh cắt từ clip)

Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường- Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, hành vi của người đàn ông trong clip là không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thể hiện thái độ coi thường người khác, gây mất an ninh trật tự. Bởi vậy, cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ diễn biến hành vi của những người có liên quan, xác định hậu quả xảy ra để xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.

Trường hợp người trong clip là cán bộ nhưng lại có hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực, thể hiện thái độ coi thường người khác và gây mất an ninh trật tự thì cần xem xét xử lý kỷ luật.

Đối với hành vi gây rối trật tự công cộng, đập phá, chửi bới, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác thì có thể bị xử phạt hành chính. Nếu hành vi là hủy hoại tài sản từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc hành vi gây rối trật tự công cộng đến mức độ ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì cơ quan điều tra cũng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác mà có đơn thư tố cáo, đề nghị xử lý thì cũng có thể sẽ bị xử phạt hành chính, phải xin lỗi, bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, cơ quan quản lý cán bộ, công chức cũng cần xem xét quá trình tu dưỡng rèn luyện và phẩm chất đạo đức của cán bộ này như thế nào. Nếu vi phạm có hệ thống, không đủ năng lực phẩm chất thì cũng có thể cho thôi việc.

Vụ cán bộ Sở TN&MT Đà Nẵng coi tiền lẻ là rác: Phản cảm và vi phạm pháp luật - Ảnh 3.

Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, hành vi của vị cán bộ này là rất phản cảm và vi phạm pháp luật

Hiện nay, quy định về kỷ luật cán bộ, công chức, kỷ luật viên chức được thực hiện theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP. Tại Điều 7, Nghị định này quy định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau: Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách: Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách; Cảnh cáo; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.

Trong trường hợp người đàn ông trong clip là cán bộ, công chức và hành vi được xác định là vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa, giao tiếp thì người này sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật. Theo đó, nhẹ nhất là mức độ khiển trách, nếu nghiêm trọng hơn có thể áp dụng hình thức kỷ luật là cảnh cáo. Còn với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác thì phải xin lỗi và bồi thường thiệt nếu người bị xúc phạm có yêu cầu.

Trường hợp kết quả xác minh có căn cứ cho thấy đã có hành vi gây rối trật tự công cộng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức xử phạt có thể tới 3.000.000 đồng.

Nếu hành vi được xác định là ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì cơ quan điều tra cũng có thể khởi tố về tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Theo quy định tại Điều 32 (Luật Ngân hàng Nhà nước) thì các hành vi bị cấm trong hoạt động phát hành tiền bao gồm: Làm tiền giả; Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật; Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành; Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

“Như vậy, việc từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, cơ quan chức năng sẽ xem xét, xử lý đối với hành vi này bằng chế tài hành chính để cảnh tỉnh, răn đe”, Ts. Ls Đặng Văn Cường chia sẻ.