Xây dựng nông thôn mới phải
đảm bảo quá trình đô thị hóa
Theo Thứ
trưởng Trần Thanh Nam, các quy hoạch đã góp phần định hướng
rất nhiều cho về vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng và các chỉ tiêu kinh tế xã hội ở
các địa phương nhất là ở cấp huyện và xã. Nhưng đến nay bộc lộ nhiều vướng mắc.
Trên thực tế khi xây dựng
NTM xã và nhiều tỉnh đã lựa chọn xây dựng đô thị. Như
vậy quy hoạch trong xây dựng NTM từ xã lên đô thị như thế nào để tránh lãng phí,
đảm bảo quá trình đô thị hóa. Về vấn đề
này, tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã đưa ra ví dụ về giao
thông: Nếu xây dựng nông thôn mới đường rộng từ 3 -5 m, nhưng khi công nhận NTM
khu vực đó lên phường thì con đường đó phải rộng lên 7 -8 m. Vì thế trong quá
trình xây dựng ta tính luôn từ ban đầu, tránh mất thời gian, lãng phí nguồn lực.
Mới đây theo
chỉ thị 04/CT – TTg của Thủ tướng về định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc
nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống có nhiều chỉ
tiêu được điều chỉnh trong đó đến 2030 đạt tối thiểu 80% điểm dân cư nông thôn
thôn được ban hành quy chế quản lý kiến trúc.
Từ đó, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp nhấn mạnh,
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 cần đặt ra những vấn đề cụ thể
hơn, đó là: cần nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện các quy hoạch gắn với
việc thực hiện Bộ tiêu chí NTM các cấp, để đảm bảo đáp ứng mục tiêu của quy
hoạch.
Nghiên
cứu sâu về quy hoạch nông thôn
Tại hội nghị,
ông Nguyễn Chí Ngọc – Phó Vụ trưởng Vụ quy hoạch – Kiến trúc, Bộ Xây dựng, trong giai đoạn
2010-2015, Bộ Xây dựng đã chủ động xây dựng các văn bản pháp luật, tham mưu đề
xuất nhiều chương trình Đề án và phối hợp chặt chẽ với các địa phương nhằm tháo
gỡ các vướng mắc trong công tác lập quy hoạch nông thôn mới. Mặc dù chất lượng
các đồ án quy hoạch nhiều nơi chưa đạt được theo yêu cầu, nhưng bước đầu là cơ
sở cho các xã lập các Đề án xây dựng NTM. Số xã có quy hoạch trên tổng số xã của
cả nước đã tăng từ 23,1% năm 2010 lên 83,5% vào năm 2013 và đến hết 2018 đã đạt
98,4%.
Phó chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ cho biết, nhờ làm tốt
công tác quy hoạch, huy động các nguồn lực đầu tư trong xây dựng NTM Hải Phòng đã
hình thành các trung tâm dịch vụ, hỗ trợ sản xuất cấp huyện, phát triển cơ sở hạ
tầng các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tại hội nghị, các đại biểu
tập trung thảo luận và đề xuất
phương thức, cách thức, giải pháp triển khai để phát huy hiệu quả thực hiện quy
hoạch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Quán triệt nội dung Chỉ thị số
04/CT-TTg và đẩy mạnh công tác tổ chức triển khai quy hoạch và xây dựng cảnh
quan trong xây dựng NTM.
Phát biểu tại
hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đưa ra ví dụ về quy hoạch của huyện Mù
Cang Chải (Yên Bái) với sự nghiên cứu bài bản về cảnh quan nông thôn. Từ làng bản của người
Thái, làng rèn đúc nông cụ, bảo tồn sinh vật cảnh, rừng nguyên sinh…Hay nhà người
Mông làm bằng gỗ nhưng lợp tranh, riêng ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái lại
có nét độc đáo riêng biệt là toàn bộ nhà được làm bằng gỗ pơmu.
“Chúng ta đừng lấy tư duy đô thị để quy hoạch nông thôn, đừng lấy
cách chúng ta quản lý cách quy hoạch ở đô thị để áp dụng cho nông thôn. Như thế
chúng ta sẽ không thành công”, Bộ trưởng Bộ NN &PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Thứ
trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, việc phát triển sản xuất, nội
dung quy hoạch về sản xuất nông nghiệp rất quan trọng bởi nó tạo việc làm, nâng
cao đời sống của người nông dân. Sắp tới Bộ Xây dựng sẽ trình luật quy hoạch
trong đó luật quy hoạch đô thị và nông thôn. Trong luật này sẽ có quy định ranh
giới giữa kết nối đô thị và nông thôn sẽ được thể hiện rõ hơn. Sẽ có những mẫu
thí điểm và trao gải để khuyến khích được những thiết kế mẫu thể hiện được tốt
nhất trong lĩnh vực xây dựng nông thôn.
Nguyễn Nam
Có thể bạn quan tâm