Điểm nhấn giáo dục nghề nghiệp
Phát
biểu tại buổi lễ, thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng nhấn mạnh: “Phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá trong Chiến lược
phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Tại Thư kêu gọi đồng hành nâng tầm kỹ
năng lao động “Vì một Việt Nam chiến thắng dịch bệnh và phát triển thịnh
vượng” nhân ngày Kỹ năng lao động Việt Nam (4/10) năm 2021, Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc đã nói: “Lực lượng lao động có chất lượng,
kỹ năng và hiệu quả cao là nguồn tài nguyên vô giá, là nhân tố quyết định sự
phát triển của mỗi quốc gia”.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng phát biểu tại buổi lễ.
Ở
những quốc gia có năng suất lao động cao, lực lượng lao động nhất thiết cần có
kỹ năng nghề cao, có thái độ và động lực làm việc tích cực. Ngày nay, kỹ năng còn
được coi là đơn vị tiền tệ mới của thị trường lao động toàn cầu. Nâng cao kỹ
năng của lao động là chìa khóa để đưa Việt Nam vươn tới thịnh vượng.
Vấn
đề nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động đã được Diễn đàn Kinh tế thế giới xác
định là vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu, là một trụ cột quan trọng để phát
triển kinh tế – xã hội của mọi quốc gia trên thế giới. Một trong những thách thức
lớn mà Việt Nam phải vượt qua để trở thành quốc gia thịnh vượng là phải tạo ra
năng suất lao động vượt trội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thoát khỏi
bẫy thu nhập trung bình.
Sau hai năm kể từ thời điểm công bố
Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam năm 2020, đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức
xã hội về tầm quan trọng và giá trị của kỹ năng lao động. Nhận thức của người
dân nói chung, người lao độngvà người sử dụng lao động nói riêng đối với
phát triển kỹ năng từng bước được cải thiện, kỹ năng nghề được coi là động
lực để phát triển nghề nghiệp, nâng cao thu nhập và duy trì việc làm bền vững
cho người lao động.
Cộng
đồng doanh nghiệp đã dần thay đổi trong tư duy và hành động, tuyển dụng và sử dụng
lao động dựa vào trình độ kỹ năng và năng lực hành nghề, chủ động tham gia phát
triển kỹ năng một cách có trách nhiệm; doanh nghiệp đang tham gia sâu hơn vào
quá trình xây dựng chính sách và đào tạo kỹ năng cho người lao động.
Tuyên
dương nhà giáo và học sinh sinh viên tiêu biểu
Trong khuôn khổ các hoạt động
kỷ niệm ngày Kỹ năng lao động Việt Nam, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH
đã tổ chức Tôn vinh nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
tiêu biểu năm 2022 góp phần làm nổi bật nhữngđóng góp của
đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp
nhân lực có kỹ năng nghề cho đất nước.
Chương
trình năm nay tôn vinh 54 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu, đến từ 63
tỉnh, thành phố, đại diện cho hơn 83 nghìn nhà giáo đang giảng dạy trong hơn
1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên khắp mọi miền đất nước.
Tuyên
dương 100 học sinh, sinh viên đến từ 48 cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc 32 tỉnh,
thành phố trên cả nước, trong đó có 62 học sinh, sinh viên là nam, 38 học sinh, sinh viên là nữ; 79 học sinh,
sinh viên người dân tộc Kinh và 21 học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số.
Các em
là những người có thành tích xuất sắc toàn diện trong học tập, có đề
tài nghiên cứu khoa học đạt giải nhất, nhì, ba cấp trường trở lên, có sáng kiến
trong học tập, lao động, có công trình nghiên cứu khoa học có
giá trị được áp dụng hoặc có sản phẩm sáng tạo được cấp bằng sáng chế, cấp giấp
phép xuất bản, đạt giải nhất nhì ba các cuộc thi cấp tỉnh.
Anh Quang
Có thể bạn quan tâm