Nadezhda Kulikova, 33 tuổi, bỏ mặc cậu con trai nhỏ Lev trong rừng suốt đêm trong điều kiện thời tiết dưới 0 độ C sau khi cậu bé nói sẽ dìm chết con chó của gia đình.
Theo The Sun, cậu bé 6 tuổi đã tự lần mò đi ra được một con đường lớn ở khu vực ngoại thành Moscow (Nga) và được anh tài xế tên Andrey G phát hiện.
Andrey đã lái xe vọt qua cậu bé nhưng linh cảm có điều bất thường xảy ra nên anh chàng tài xế này quyết định dừng xe và lùi lại phía cậu bé. Andrey kể: “Tôi thấy có gì đó kỳ lạ nên dừng xe và lùi lại. Tôi bảo cậu bé dừng bước thì cậu bé hét lên: ‘Cứu cháu với’. Chiếc túi nilon quấn quanh đầu và cả hai cánh tay. Chiếc túi phủ đầy băng tuyết và đông cứng lại, tôi phải dùng dao mới gỡ ra được. Cậu bé rét run cầm cập, không thể tự mình gỡ chiếc túi nilon ra”.
Lev kể với tài xế rằng em bị mẹ cho nhịn đói cả ngày trước khi bị bỏ rơi ở trong rừng.
Andrey cũng thắc mắc lý do tại sao mẹ của Lev lại hành xử như vậy thì được biết chỉ vì cậu bé dọa sẽ dìm chết con chó cưng trong nhà vì nó được yêu thương, chiều chuộng hơn mình.
Lúc cảnh sát tìm đến nhà Kulikova, cô ta khai con trai đã “bỏ trốn” khi hai mẹ con đang đi dạo trong công viên. Cô khẳng định đã thông báo cho cảnh sát sau khi đi tìm con nhưng không thấy.
Tuy nhiên, Andrey cho biết những gì Lev kể cho anh nghe khi ngồi trên xe khác hoàn toàn với lời khai của người mẹ.
“Cậu bé nói chính mẹ đã làm chuyện này, do cháu đã hỗn láo với mẹ. Cậu bé kể muốn dìm chết con chó, nhưng bị mẹ phát hiện. Khi tôi hỏi tại sao lại muốn giết con chó, Lev đáp ‘vì nó được yêu chiều hơn cháu'”, Andrey nói .
Những hành động của cha mẹ khiến trẻ bị tổn thương, hãy dừng lại ngay
Phớt lờ trẻ
Cha mẹ nên quan tâm đến con của mình. Khi bạn không nói chuyện với con, trẻ sẽ cảm thấy bị bỏ rơi và không được quan tâm. Ngay cả trong trường học, giáo viên cũng cần dành sự quan tâm bình đẳng cho tất cả trẻ em.
Bất kỳ đứa trẻ nào nếu không được chú ý có thể cảm thấy bị bỏ rơi. Một số cha mẹ bỏ đi khi con họ tức giận. Tuy nhiên, đó là lúc con cần bạn. Phớt lờ trẻ sẽ càng làm con khó chịu hơn.
Đe dọa trẻ
Trẻ em còn quá nhỏ để xử lý các mối đe dọa. Cha mẹ, giáo viên đôi khi đe dọa trẻ để bắt chúng làm một nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, đe dọa là loại hình lạm dụng tình cảm, không ai thích bị đe dọa.
Khi bạn đe dọa, con bạn sẽ cố gắng bảo vệ bằng cách tỏ ra khó chịu, thậm chí dần hình thành tính cách hung hăng.
Sử dụng nhiều từ phủ định
Theo India Parenting, trẻ em có thể dễ mất tinh thần nếu nhiều điều tiêu cực vây quanh chúng. Cha mẹ nên tránh sử dụng những từ như “không”, “không được”, “không bao giờ”…
Môi trường tiêu cực có thể để lại ấn tượng rất lâu dài trong tâm trí trẻ và điều này không tốt. Trẻ sẽ cảm thấy buồn bã khi nghe những lời như vậy từ cha mẹ hoặc giáo viên, người được cho là yêu thương chúng rất nhiều.
Áp đặt ý tưởng của bạn vào trẻ
Những ý tưởng ép buộc của bạn với trẻ có thể khiến chúng khó chịu. Trẻ em có một tâm trí của riêng mình. Thực tế, trẻ còn sáng tạo hơn người lớn.
Cha mẹ nên để con tự do khám phá trí óc sáng tạo của mình trọn vẹn. Bạn đừng kiểm soát và áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ. Hành động như vậy sẽ khiến con mệt mỏi, thất vọng và khó chịu.
Thường xuyên trừng phạt, chỉ trích trẻ
Theo Today’s Parent, chỉ trích, trừng phạt trẻ sẽ không giúp ích được gì. Con bạn sẽ không học được những sai lầm của mình thông qua hình phạt, lời nói tiêu cực. Thay vào đó, trẻ cảm thấy mình vô dụng, tồi tệ, xấu hổ, bị sỉ nhục.
TP. Hồ Chí Minh đang ở đỉnh dịch của sốt xuất huyết và chân tay miệng