Chia tay khi đang chung sống

Xem bài viết

Chia tay khi đang chung sống - Ảnh 1.

Việc chấm dứt mối quan hệ khi đang ở cùng một mái nhà sẽ luôn khó khăn hơn bình thường. Cảm giác mất mát, đau khổ dễ dàng khiến bạn và đối phương đưa ra quyết định kém sáng suốt, thiếu công bằng với nhau.

Dưới đây là gợi ý về những việc cần làm để quá trình chia tay khi đang sống chung trở nên nhẹ nhàng hơn, theo The Every Girl.

Chia tay khi đang chung sống - Ảnh 2.

Nếu chưa thể dọn đi ngay, hai người cần vạch rõ không gian riêng trong nhà. Ảnh: Cottonbro/Pexels.

Tôn trọng không gian riêng

Không phải ai cũng tìm được nơi ở phù hợp ngay sau quyết định chia tay. Điều này đặc biệt khó khăn với đôi sống tại các thành phố đắt đỏ.

Lúc này, thay vì cố đẩy mình hoặc đối phương ra ngoài, hãy tạm tiếp tục việc chung sống với vài thay đổi mới.

Đôi bên cần phân chia cụ thể chỗ ngủ và khu vực chứa đồ dùng cá nhân. Đặc biệt, lịch dọn dẹp nhà cửa cũng phải được sắp xếp công bằng nhằm hạn chế tranh cãi vô nghĩa.

Theo nhiều chuyên gia về mối quan hệ, cả hai nên bỏ qua mọi sự phân công hoặc nhường nhịn trong thời gian còn yêu. Bạn chỉ làm mọi thứ phức tạp hơn khi cố bám lấy thói quen cũ.

Đồng thời, giai đoạn đầu sau chia tay luôn tồn tại nhiều nỗi đau cùng cảm giác dằn vặt. Hai người nên tôn trọng thời gian, không gian riêng tư, cũng như đừng cố can thiệp vào khoảnh khắc yếu lòng của nhau.

Chia tay khi đang chung sống - Ảnh 3.

Đôi bên sẽ thoải mái hơn sau khi giải quyết xong vấn đề tài chính. Ảnh: Ketut Subiyanto/Pexels.

Trao đổi về tài chính

Nhiều đôi trẻ thống nhất dùng tiền chung từ ngày đầu sống thử. Tuy nhiên, quyết định này thường dẫn đến không ít vấn đề phức tạp khi mối quan hệ đổ vỡ.

Bạn và người yêu cũ cần dành nhiều thời gian để nghiêm túc trao đổi về nội dung này.

Hãy thảo luận chi tiết về mọi thứ liên quan đến tài chính chung: bất động sản, sổ tiết kiệm, nợ ngân hàng (mua nhà, đầu tư…). Ai sẽ chịu trách nhiệm giải quyết giấy tờ? Liệu cả hai sẽ cùng xử lý phần nợ tồn đọng, hay nên chia theo tỷ lệ ra sao?

Cả hai nên tập trung xử lý triệt để, bởi đa phần rắc rối thường phát sinh từ chuyện tiền nong. Nếu đôi bên mắc kẹt thảo luận, gia đình hoặc luật sư có thể đưa ra các lời khuyên đáng giá.

Chia tay khi đang chung sống - Ảnh 4.

Thú nuôi chung nên được giao cho người dư dả thời gian và tài chính hơn sau chia tay. Ảnh: Mikhail Nilov/Pexels.

Phân chia tài sản chung

Tương tự, những đồ dùng hai người góp tiền sắm sửa cũng nên được phân chia công bằng, hoặc tùy theo nguyện vọng, tình huống cụ thể.

Chẳng hạn, chiếc TV sẽ để lại cho người bỏ ra 70% kinh phí, hoặc ai rành nấu ăn hơn sẽ giữ bộ dụng cụ bếp đắt tiền.

Đặc biệt, thú cưng vốn được xem là “con cái”, nên được giao cho người có thời gian và điều kiện kinh tế ổn định hơn.

Quan trọng nhất, hãy giữ bình tĩnh. Cảm giác tức giận hậu chia tay dễ dàng dẫn bạn đến những sai lầm không đáng có, chẳng hạn trả hoặc đòi lại quà cáp đã tặng. Nếu hành động bộc phát, bạn sẽ sớm hối hận với những rắc rối tự gây ra.

Chia tay khi đang chung sống - Ảnh 5.

Hậu chia tay, bạn nên dành nhiều thời gian trải nghiệm sở thích mới. Ảnh: Roman Odintsov/Pexels.

Ra ngoài nhiều hơn

Nhằm hạn chế chạm mặt đối phương, nhiều người chọn cách hạn chế thời gian ở nhà.

Đây là lựa chọn khá phù hợp, bởi tập trung vào vấn đề khác là một trong những bước hồi phục hậu tình yêu tan vỡ.

Khi ra ngoài, hãy gặp gỡ bạn bè lâu năm hoặc thử sức với các sở thích mới mẻ. Nhờ đó, bạn sẽ giải phóng phần nào năng lượng tiêu cực đang tích tụ.

Đừng vội nghĩ đây là cách trốn chạy, bởi bạn chỉ đang tập trung cho bản thân hơn, sau thời gian dài chú tâm vào cuộc sống hai người.

Chia tay khi đang chung sống - Ảnh 6.

Rời khỏi căn nhà chung là bước cuối trong quá trình chia tay. Ảnh: Timur Weber/Pexels.

Thống nhất về ngày dọn đi

Nếu cùng thuê một căn hộ, bạn nên đưa ra quyết định càng sớm càng tốt. Nó sẽ giúp bạn có động lực dứt khoát hơn trong các quyết định khác.

Càng nấn ná, hai người dễ đẩy mình vào tình huống ngại ngùng, hoặc kéo dài không khí tranh cãi gay gắt, mệt mỏi

Trước đó, hãy cùng thống nhất về việc thanh toán tiền thuê nhà cũng như vấn đề phí đặt cọc.

Trong trường hợp không xảy ra mâu thuẫn gay gắt, đôi bên có thể hỗ trợ qua lại về vấn đề sinh hoạt phí trong vài tháng đầu tiên.

Còn nếu bạn là chủ nhà, hãy dành thời gian dọn dẹp nhà cửa sau khi đối phương rời đi. Thay đổi lối trang trí, lắp thêm thiết bị công nghệ, hoặc vứt hết mọi thứ liên quan đến họ đều là lựa chọn khả thi. Bởi cuối cùng, mọi quyết định, hành động đều nhằm giúp cá nhân hồi phục sau mất mát này.

Cô gái uất ức rời nhà vì mẹ bắt giao tiền tiết kiệm để mua nhà cho anh trai: Cha mẹ đối xử không công bằng giữa các con sẽ để lại hậu quả gì?Cô gái uất ức rời nhà vì mẹ bắt giao tiền tiết kiệm để mua nhà cho anh trai: Cha mẹ đối xử không công bằng giữa các con sẽ để lại hậu quả gì?