2 vợ chồng cãi vã giữa chợ và bước ngoặt lớn khi mẹ chồng đến thăm nhà

Xem bài viết

01

Trước khi kết hôn, Mai rất ngưỡng mộ chồng mình. Cô luôn cho rằng Huy rất nam tính, có trách nhiệm và ngoại hình cũng thuộc dạng điển trai. Ban đầu, chính Mai là người tiếp cận Huy trước. Họ yêu nhau và dần dần tiến đến hôn nhân.

Tuy nhiên, sau khi cưới, dần dần Mai có những bất mãn với Huy. Chủ yếu là vì cô thấy Huy hơi mềm yếu và “hèn”.

Nhất là khi vợ chồng cãi vã, lúc nào Huy cũng nhận thua. Lúc đầu, Mai khá tự hào nhưng sau đó cô cảm thấy chồng không có chính kiến, không dám lên tiếng. Vì vậy mà cô coi thường anh.

Không coi trọng chồng, Mai thường hay to tiếng la mắng và mất bình tĩnh. Lúc nào cũng vậy, Huy ôn tồn, không tranh chấp. Khi Mai giận dữ quá, anh còn rót nước hay khuyên cô ổn định lại. Tuy vậy, Mai chẳng muốn nghe.

Mẹ của Mai luôn cho rằng con rể tốt và luôn bao dung con gái. Bà từng nhắc nhở Mai rằng vì là con một nên cả nhà cưng chiều, tính cách của Mai cứng rắn, thích gì làm nấy. Nếu như gặp người đàn ông tính cách không tốt thì quan hệ hôn nhân có khi tan vỡ lâu rồi. Bởi vậy, Mai nên trân trọng Huy. Mỗi lần như vậy, cô đều bỏ ngoài tai, không nguyện ý tiếp nhận.

Hai vợ chồng cãi vã giữa chợ và bước ngoặt lớn khiến cô vợ

02

Cuối tuần nọ, hai vợ chồng cùng nhau đi chợ. Đến trước một cửa tiệm quần áo khá khang trang, Mai muốn mua cho chồng chiếc áo len. Sau khi báo giá, cô mặc cả với chủ quán. Tuy nhiên, người bán hàng không đồng ý, hai bên xảy ra chút ầm ĩ nhỏ.

Lúc này, Huy mới lên tiếng nói rằng cả hai nên đi về, anh cũng không thích chiếc áo len ấy lắm. Đến lúc này, Mai bỗng chốc nổi máu bướng bỉnh. Cuộc cãi vã với người bán hàng biến thành tranh cãi với chồng. Sau đó Mai giận dỗi, chạy đi tự lái xe về nhà, bỏ mặc chồng một mình tự bắt taxi.

Sau khi họ về nhà, Mai vẫn chưa hết giận, cô lại ầm ĩ tranh chấp mà quên mất hôm nay có mẹ chồng qua chơi. Thấy con dâu nổi giận với con trai, bà định lên tiếng trách mắng thì Huy cười xòa, ngăn mẹ lại rồi nói rằng đó là lỗi của mình. Sau đó, anh kéo mẹ xuống bếp.

Lúc sau Mai bước xuống thì nghe thấy mẹ chồng và chồng đang nói chuyện. Mẹ chồng lên tiếng: “Sao con lại hèn như thế, để cho vợ chèn ép, lúc nào nó cũng to tiếng mà con chẳng thèm nói lại. Con sợ vợ như thế thì sống rất vất vả có biết không?”.

Lúc này Huy đáp lời: “Không phải con sợ mà con không muốn tranh cãi. Mai xưa nay luôn vậy, cứ ầm ĩ lên rồi lại nguôi ngoai chứ chẳng bao giờ để bụng. Con nói lại, cãi lại để thành chiến trường hay sao. Con kết hôn chứ đâu phải ra trận. Vợ chồng nào cũng cãi vã ầm ĩ thì mới có vấn đề đấy”.

Hai vợ chồng cãi vã giữa chợ và bước ngoặt lớn khiến cô vợ

Mai nghe mà sững người, hóa ra những lần cãi vã, chẳng phải Huy hèn hay sợ vợ mà anh đơn thuần muốn nhường nhịn mà thôi. Cô nhớ lại mỗi lần vợ chồng cãi nhau xong, Huy đều xuống nước làm lành, cô nhớ đến lời nhắc nhở của mẹ đẻ mình. Đúng là người ngoài cuộc thì thấu tỏ, trong cuộc u mê, Huy thật sự tốt và tự chấn chỉnh mình để phù hợp với tính cách của Mai chứ chẳng hèn như cô nghĩ.

Từ đó, Mai quyết định chấn chỉnh bản thân, không giận dỗi hay trách móc chồng vô cớ. Cô không muốn để đến lúc kiên nhẫn của Huy cạn kiệt thì hôn nhân chắc cũng chẳng còn.

03

Khi vợ chồng cãi nhau, người nhận thua không hẳn là người sai hay thua kém. Có thể vì tình yêu thương nhau và muốn giữ sự hòa thuận trong nhà mà họ quyết định như vậy. Vợ chồng là một, cùng nhau xây dựng hạnh phúc hôn nhân thì cớ sao cần phải cãi vã có kẻ thua, người thắng. Chiến thắng bạn đời mình trong cuộc tranh chấp thì có gì vẻ vang.

Không có cặp vợ chồng nào không cãi nhau. Sống chung một nhà kiểu gì cũng xảy ra va chạm. Nếu xung đột không được giải quyết kịp thời trong cuộc cãi vã hoặc xung đột tiếp tục leo thang thì hôn nhân sẽ vô cùng bất ổn.

Khi cãi nhau, cả vợ lẫn chồng đều nên chú ý và biết khi nào là đủ. Một cuộc cãi vã nhỏ làm tăng thêm sự quan tâm, và một cuộc cãi vã lớn thực sự làm tổn thương tình cảm.

Hai vợ chồng cãi vã giữa chợ và bước ngoặt lớn khiến cô vợ

Vợ chồng cãi nhau đừng chăm chăm vào việc giành ưu thế và chiến thắng. Điều đó giống như tay phải và tay trái đánh nhau, thực ra cuối cùng bạn đang tự làm hại chính mình.

Trên thực tế, không chỉ giữa vợ chồng mà một người khi tiếp xúc với ai cũng cần học cách kiềm chế cảm xúc. Những người luôn tức giận có thể dễ dàng xung đột với người khác và gây ra nhiều cuộc chiến khác nhau. Chỉ khi con người bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của mình, họ mới có thể sống hòa thuận với người khác. Hôn nhân lại càng cần thấm nhuần điều này!