Bài học hôn nhân sâu sắc của triết gia cho 2 cô gái kén chọn

Xem bài viết

Nhiều cô gái cho rằng mình ế để tìm người tử tế, họ tự hào gọi nó là “ế thời thượng” bởi đó là một sự lựa chọn…

Mặc dù không bài xích những bài học hôn nhân và mong có một mái ấm nhưng họ nghĩ rằng ai cũng chỉ có một cuộc đời, và vì sao mình lại phải bước chân vào một cuộc hôn nhân chưa xứng đáng? Tuy nhiên, sâu thẳm trong chính họ cũng cảm thấy bế tắc khi không thực sự tìm thấy được một con đường…

01

Bao nhiêu năm Mai vẫn ở đó một mình dù xinh đẹp và lộng lẫy. Đến giờ dù đã 34 Mai vẫn đẹp, cô cũng muốn lấy chồng nhưng không thể lấy ai. Vì sao?

Mai tâm sự: “Những người đàn ông đến với tớ không đủ là chỗ dựa cho tớ”. Vì vậy, Mai dù nhiều người xếp hàng nhưng cô vẫn không cho tới lượt. Quan điểm phải gặp được người đàn ông như ý với Mai không sai. Chỉ có điều, ước muốn lập gia đình của Mai vẫn bỏ ngỏ, chính cô cũng cảm thấy bế tắc khi không có cách gỡ.

Nhìn ngoài vào người ta vẫn thấy Mai độc thân xinh đẹp và rực rỡ, nhưng bên trong Mai cũng có đôi phần héo úa. Đôi lúc nhìn người ta có đôi trên đường, còn một mình lặng lẽ. Hoặc nhìn bạn bè tay bế tay bồng con trẻ trông hạnh phúc đủ đầy, Mai cũng nghĩ ngợi: “Mình đã 34 tuổi mà người ta nói nên sinh con trước 35, cứ như thế này có phải mình sẽ mất cơ hội làm mẹ không?”.

Phụ nữ khi yêu ai đó người ta hay hỏi “anh ấy có giàu không” như một chiếc dấu đảm bảo cho tương lai. Nhiều người còn cho rằng, dù họ không thực dụng nhưng tài chính là một phần thể hiện tài năng của đàn ông. Và chồng đã không lấy thì thôi chứ đã lấy thì phải tử tế. Trong khi yếu tố tử tế lại luôn có tiêu chí đánh giá bằng tài chính, bằng nhà, bằng xe.

Vậy còn phụ nữ thì sao? Chẳng phải dù 34, Mai dù có thu nhập ổn định, nhưng cô vẫn đang ở nhà thuê và tài khoản tiết kiệm không quá 200 triệu đó sao? Vậy cớ gì, Mai đòi hỏi bạn trai mình phải có nhà, có xe và có thể là chỗ dựa cho chính mình?

Dẫu biết rằng, quyền lựa chọn luôn thuộc về Mai, kể cả cách của cô là thà ở vậy chứ không lấy người không xứng đáng cũng thuộc quyền lựa chọn của Mai. Tuy nhiên, liệu đến 40, người ấy mong có xuất hiện không, giấc mơ có một người chồng hoàn hảo có đến với Mai không?

02

Loan bạn Mai thì khác. Loan có nhan sắc trung bình nhưng Mai cô đơn kiểu khác. Tức là Loan yêu nhiều nhưng không ở được bên cạnh ai lâu. Là vì Loan luôn thấy “không đủ” ở những người đàn ông xuất hiện. Ví như sự quan tâm của anh ta là không đủ. Hoặc anh ta không sẵn sàng chi tiền hoặc thời gian bên cô quá ít ỏi.

Cô tự nghĩ: “Chẳng phải người ta bảo với đàn ông ví tiền đặt ở đâu là trái tim anh ta đặt ở đó sao?”. Bạn bè Loan cũng chung quan điểm: “Không quan trọng người đàn ông ấy có nhiều tiền hay không mà quan trọng là anh ta có hào phóng rút ví vì bạn không”. Những người đàn ông đến bên Loan có người hào phóng về tiền bạc thì thiếu thời gian. Người có thời gian thì lại eo hẹp về tài chính nên việc rút ví cũng khá từ tốn. Thế rồi, Loan đổi hết bạn trai này sang bạn trai khác mà vẫn không ưng ý.

Bài học hôn nhân sâu sắc của triết gia cho hai cô gái 34 không đủ

Cuối cùng đổi lại với Loan là dù đầy ắp những cuộc tình, nhưng trái tim cô thì rách nát. Đến một ngày, Loan bắt đầu có cảm giác không yêu ai được nữa vì quá mệt mỏi với việc chẳng ai đáp ứng được sự kỳ vọng của cô. Và Loan cũng như Mai, đến 34 vẫn ở đó một mình dù trải nghiệm tình yêu thì có vẻ dày dặn. Tuy nhiên, Loan không rút ra được bài học nào trong tình yêu.

03

2 cô gái ế không vì sự bất thường nào về nhan sắc, thậm chí như Mai hình thức còn có phần nổi trội. Dù trải nghiệm tình yêu của họ khác nhau người thì không mối nào, người lắm mối tối nằm không, nhưng điều cuối cùng là họ đều bất lực trước cánh cửa hôn nhân do tự mình không thể mở ra. Họ không can tâm bước vào một cuộc hôn nhân không như mình mong muốn. Họ có hạnh phúc với cuộc sống độc thân không, sự thực là cũng không, bởi đích đến của họ là một cuộc hôn nhân hoàn hảo. Cả Loan và Mai thực sự đã không nhận ra mình đang khát khao một tình yêu vụ lợi, chỉ đòi nhận về mà không chịu cho đi.

Trong các cuộc đấu tranh đòi công bằng về giới, phụ nữ chứng minh mình vẫn còn nhiều thiệt thòi và cần công bằng. Tuy nhiên, trong một số chuyện phụ nữ lại tự tước đi quyền được công bằng của mình. Chẳng hạn như quyền đi ngang bằng một người đàn ông về kinh tế mà không phụ thuộc vào họ. Muốn thế, phải bắt đầu từ việc tự cho rằng mình có thể sống độc lập một cách tốt nhất. Tức là nếu một mình họ vẫn có thể độc lập, nhưng nếu kết thành đôi lứa họ lại cần sự dựa dẫm.

Việc phụ nữ muốn có một người đàn ông để dựa cũng không có gì sai, nhưng hãy nhớ việc dựa vào ai đó chỉ dễ khiến bạn mất đi sự thăng bằng vốn có và lãng quên việc tìm niềm vui từ chính bản thân mình. Thứ hạnh phúc mà bạn không lo ai đó có thể tước đoạt hay dù hoàn cảnh nào cũng không than vãn ai đó đang làm khổ bạn.

Osho nói rằng thay khi đã yêu người ta không có cách nào khác là phải bắt đầu cho đi. Nếu cho đi, bạn sẽ nhận về. Nhưng mọi người thường quan tâm nhiều đến cách lấy về và nhận về và dường như không thích cho đi. Chính vì vậy, người ta thường thấy tình yêu bế tắc.

Bài học hôn nhân sâu sắc của triết gia cho hai cô gái 34 không đủ

Ngoài ra, Osho cũng nhắc nhở mọi người cần ghi nhớ là đừng bao giờ tìm kiếm một người đàn ông hoàn hảo hay một người phụ nữ hoàn hảo. Bởi vậy người ta sẽ dễ rơi vào vòng luẩn quẩn tìm kiếm, bế tắc và bất hạnh.

Thiền sư Minh Niệm cũng nói rằng nhiều khi ta tưởng mình có tới 200 -300 năm để sống, mà không hết lòng nuôi dưỡng các mối liên hệ tình cảm. Chính vì vậy, họ quên sống cho hạnh phúc hôm nay, do quá lo lắng về tương lai.

Chính vì vậy, chẳng có cách nào khác hãy trả lại cho hôn nhân sự công bằng và bớt kỳ vọng về nó. Đừng nghĩ kết hôn là để dựa dẫm vào ai đó và nghĩ rằng người nhận về mới là người chiến thắng.

Phải chăng thực sự nhiều phụ nữ đã nghĩ sai về tình yêu hôn nhân nhưng vẫn cho rằng đó là quan niệm tân thời? Vì thế họ đứng trước cánh cửa hôn nhân nhưng tuyệt đối không đủ mạnh mẽ hay bất cứ dũng khí nào để bước vào. Vì thế họ độc thân cũng không hạnh phúc và kết hôn lại càng không hạnh phúc.