Bà Lưu sống ở Trung Quốc đã cảm thấy hối hận sau 3 năm bắt vợ chồng anh Tiểu Bân chia tay chỉ vì một lời đồn vô căn cứ. Theo đó, 3 năm trước, bà nghe lời hàng xóm mách rằng con dâu bà có tình nhân ở bên ngoài liền tin ngay mà không hề có kiểm chứng.
Mặc dù các con đã hết lòng giải thích nhưng bà vẫn khăng khăng lời hàng xóm là đúng mà không hề tin con dâu, quá quắt hơn bà Lưu còn bắt con trai bỏ vợ.
Cuối cùng, anh Tiểu Bân vẫn phải làm theo ý mẹ vì bà lấy tính mạng ra ép buộc anh. “Mẹ tôi nhiều lần lấy cái chết ra đe dọa bắt tôi phải ly hôn. Bà nói nếu tôi không bỏ vợ thì bà sẽ không thiết sống nữa”, anh Tiểu Bân trải lòng. Nhưng cũng từ đó mối quan hệ mẹ con của anh Tiểu Bân rơi vào “hố băng” không thể nào cứu vãn.
Nhìn con trai luôn tươi cười với người khác nhưng lại phớt lờ, lạnh nhạt với mình, bà Lưu đau đớn khôn nguôi nên đành tìm tới sự giúp đỡ của người hòa giải. “Tôi làm việc ngày đêm để giúp con trai nuôi con trong gần 3 năm nay, nhưng nó không những không biết ơn mà còn phớt lờ tôi. Nó chẳng bao giờ cười với tôi, điều này khiến tôi rất khó chịu”, bà Lưu nói.
Sau cùng, dưới sự giúp đỡ của người hòa giải, bà Lưu cũng nhận ra lỗi sai của mình, anh Tiểu Bân cũng đồng ý gặp mẹ. Sau một hồi trò chuyện, nút thắt giữa hai mẹ con cũng được mở ra. Không kìm được lòng mình, bà Lưu ôm con trai khóc nức nở.
Không ngờ vào lúc này, bà Lưu lại đưa ra yêu cầu khác. Bà Lưu cho biết, bà từng gọi điện cho con dâu, cầu xin con quay về nhưng con dâu không nghe máy. Vì vậy, bà hy vọng người hòa giải có thể thuyết phục con dâu quay về với Tiểu Bân, để gia đình được trọn vẹn như xưa.
“Cháu gái tôi luôn nói: ‘Bà ơi, cháu muốn có một mái ấm hoàn chỉnh'”, bà Lưu nghẹn ngào nói.
Cha mẹ can thiệp đời tư của con: Ranh giới giữa tình thương và tội lỗi
Nhiều bậc cha mẹ vẫn giữ quan điểm có thương mới can thiệp vào cuộc sống của con để giúp con tránh đi vào ngõ cụt. Họ nói rằng họ khó lòng làm ngơ, mặc kệ con cái từ công việc cho đến hôn nhân. Nhưng thực tế, ranh giới giữa tình thương và tội lỗi trong chuyện này rất mong manh.
Sự can thiệp thô bạo, không đúng cách dễ dẫn đến những thảm kịch đau lòng. Vấn đề đặt ra là khuyên nhủ, dạy dỗ như thế nào để con hiểu ra điều phải trái mà không bị ức chế. Chưa kể, góc nhìn nhận của cha mẹ cũng chưa chắc đã đúng, đã phù hợp.
Người xưa có câu “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Con cái nhất định phải nghe theo lời của cha mẹ, đặc biệt là trong hôn nhân. Thế nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, quan niệm này đã dần mất đi, thay vào đó, người con có thể tự quyết định cuộc sống hôn nhân của mình.
Song, việc phụ huynh can thiệp vào hôn nhân của con không phải là không có. Điều này khiến con cái mất đi quyền quyết định, tự chủ trong hôn nhân và dẫn đến nhiều tác dụng ngược.
Dẫu biết rằng bố mẹ luôn lo lắng và mong những điều tốt đẹp nhất đến với con của mình song các bậc phụ huynh nên lắng nghe tâm sự của con. Việc dẫn đường chỉ lối một cách áp đặt chỉ khiến con cái bức xúc, khó chịu và có suy nghĩ muốn thoát khỏi bố mẹ.
Hôn nhân chỉ thực sự bền vững khi xuất phát từ tình cảm của hai phía. Ở một độ tuổi nhất định, phụ nữ hay đàn ông sẽ có quan điểm và lý lẽ riêng về sự lựa chọn của mình. Sự định hướng của cha mẹ sẽ giúp con cái đưa ra những quyết định đúng đắn.
Thế nhưng, mọi thứ chỉ nên dừng lại ở mức độ quan tâm, sẻ chia, chứ không phải áp đặt. Chuyện tình cảm của con cái, yêu ai, lấy ai hãy để con tự quyết định, miễn sao con được hạnh phúc.
Làm cha mẹ muôn đời là một “nghề” vô cùng khó. Dù ở tuổi nào, cha mẹ cũng phải nằm chắc các diễn biến tâm lý của con và có kỹ năng sống để không thể biến sai lầm này thành sai lầm khác.
Mưa lũ bủa vây miền Trung, nhiều quốc lộ tiếp tục bị chia cắthôn nhân