Bỏng nặng vùng kín vì gọi tên nhân tình trong cơn mơ

Xem bài viết

Vụ việc kinh hoàng xảy ra vào tuần trước ở thành phố La Paz của Bolivia. Tại cơ quan điều tra, người vợ thừa nhận đã dội nước sôi vào “bộ phận nhạy cảm” của chồng trong lúc nóng giận.

Được biết, trước đó, khi người đàn ông 45 tuổi đang say ngủ thì vô tình thổ lộ tình cảm với một người khác trong lúc mơ. Vì quá tức giận, cô vợ vào bếp đun một nồi nước sôi rồi tạt thẳng vào vùng kín của anh ta. Người đàn ông nhập viện trong tình trạng bỏng độ 2 ở vùng kín, cánh tay và lưng.

Chồng gọi tên nhân tình trong cơn mơ - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên người chồng (45 tuổi) bị vợ bạo hành. Trước đây trong một lần nóng giận, người vợ cũng được cho đã đổ rượu lên người chồng và cố tình phóng hoả chồng. Không rõ người chồng đã làm chuyện gì sai để người vợ có hành động tàn nhẫn như vậy.

Vấn đề bạo lực gia đình mà trong trường hợp nạn nhân là nam giới được xem là khá hiếm trên thế giới. Tuy nhiên, điều gì cũng có thể xảy ra.

Một vụ việc tương tự từng xảy ra gây xôn xao dư luận ở Singapore. Bị cáo là người phụ nữ có tên Basheer Ahamed, 50 tuổi, còn nạn nhân bạn trai người này.

Tại cơ quan điều tra, bị cáo cho biết suốt 11 năm yêu nhau, cả hai xảy ra nhiều mâu thuẫn vì người phụ nữ phát hiện bạn trai có thói trăng hoa. Sau không ít lần “gương vỡ lại lành”, bị cáo cố tha thứ cho nạn nhân hết lần này tới lần khác vì muốn duy trì cuộc tình “tuổi xế chiều” của mình.

Tới lần cuối cùng, khi bị cáo lén xem điện thoại của người tình và thấy tin nhắn của “người thứ 3” gửi cho anh ta, vì tức giận, người này đã nấu sôi nước rồi đổ thẳng vào “chỗ hiểm” nạn nhân ngay giữa hai chân. Người đàn ông được đưa vào viện cấp cứu với thương tích bỏng hơn 12% tổng diện tích bề mặt cơ thể.

Chồng gọi tên nhân tình trong cơn mơ - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Câu chuyện của Tami Weissenberg, ở Đức, với tư cách là một nạn nhân bị lạm dụng và bạo hành bắt đầu từ một quan niệm sai lầm quen thuộc của cánh đàn ông: “Nam giới có thể là chỗ dựa cho phụ nữ”. Đó là những gì Tami Weissenberg nghĩ khi lần đầu gặp người phụ nữ sau này trở thành bạn gái của anh.

Người phụ nữ, khi đó đã kể cho anh nghe về việc cô đã bị đánh đập như thế nào, không hạnh phúc như thế nào trong mối quan hệ cũ. Tami vô cùng xúc động. Anh muốn giúp cô, muốn chứng minh cho cô thấy rằng không phải tất cả đàn ông đều giống nhau, và rằng có những người đàn ông thực sự quan tâm và chu đáo.

“Tất cả những gì cô ấy nói hóa ra chỉ là một vở kịch được thiết kế để giành được sự tin tưởng của tôi”, Weissenberg nhớ lại. Đó là sự khởi đầu của một mối quan hệ kéo dài sáu năm đau khổ đến tuyệt vọng.

Anh và bạn gái đã dọn đến ở cùng nhau. Và điều tồi tệ bắt đầu.

“Mọi chuyện bắt đầu lần đầu tiên khi chúng tôi đi nghỉ. Chúng tôi đã đặt một khách sạn không đáp ứng được mong đợi của bạn gái tôi, thế nên cô ấy từ chối thanh toán”, Weissenberg nhớ lại. “Cô ấy muốn tôi nói với người quản lý rằng chỗ của anh ta là một bãi rác. Nhưng tôi từ chối và ra xe trước. Khi lên xe, cô ấy bắt đầu tát vào đầu, vào mặt tôi… “, người đàn ông kể.

Sau sự việc, bạn gái cố gắng biện minh cho việc làm của mình bằng cách kể về tuổi thơ không tình yêu, bị đánh đập… Và Tami lại bị thuyết phục.

Nhưng Weissenberg ngày càng khốn khổ. “Tôi cảm thấy mình giống như một người hầu luôn phải làm mọi thứ ổn thỏa”, anh nhớ lại. “Nếu tôi không làm hài lòng cô ấy, đó sẽ là một cú đánh vào đầu. Quy tắc là: Hãy làm đúng và làm hài lòng cô ấy, nếu không sẽ có rắc rối!”.

Trong những lần bị đánh, anh không có cách nào tự bảo vệ mình và cũng không đánh trả. Trong nhiều năm, anh hy vọng rằng cô sẽ nhận ra lỗi của mình. Tuy nhiên, bạn gái ngày càng cực đoan, kèm theo tần suất bạo lực nhiều hơn.

Cuối cùng, Tami Weissenberg phải vào phòng cấp cứu với những vết cứa và bị gãy xương.

Chồng gọi tên nhân tình trong cơn mơ - Ảnh 3.

Một nạn nhân của bạo lực gia đình ở Hà Lan đang được chăm sóc y tế. Ảnh: Holland Family Law.

Hồi tháng Năm, một tòa án ở Trung Quốc cũng đã cấp lệnh bảo vệ cho người đàn ông (49 tuổi) mang họ Li sinh sống ở thành phố Bắc Hải thuộc khu tự trị dân tộc Choang, sau khi người này cho biết ông ta nhiều lần bị vợ đánh đập.

Ông Li và người vợ mang họ Bai đã kết hôn vào năm 1997, nhưng họ lại có mối quan hệ độc hại.

Trong hơn 20 năm qua, ông Li thường xuyên bị vợ đánh đập và thậm chí còn lén lút theo dõi, cũng như quấy rối. Ông Li tiết lộ có lần ông còn bị vợ cắn.

Báo cáo vào năm 2018 của Liên đoàn Phụ nữ Toàn Trung Quốc và Tổng Cục Thống kê Trung Quốc cho thấy, 22,9% phụ nữ và 19,9% đàn ông từng trải qua bạo lực gia đình.

Trước đó, vào năm 2012, Trung tâm Khoa học Y tế của Đại học Bắc Kinh đã cho công bố cuộc điều tra về bạo lực gia đình ở 7 tỉnh với 2.810 hộ gia đình. Kết quả cho thấy 26,1% phụ nữ tham gia khảo sát thừa nhận họ có hành vi bạo lực chống lại chồng, và 27,8% đàn ông thú nhận họ từng là nạn nhân bị bạo hành trong gia đình.

U50 tại kỳ thi THPT Quốc gia 2022