Cách trị con trai ngỗ ngược, lười học cực kì hiệu quả mà không cần đòn roi của một ông bố

Xem bài viết

Trên Douyin, anh Tang (37 tuổi, ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) đã chia sẻ những đoạn video đáng chú ý về chuyến đi phượt bằng xe đạp kéo dài 7 tháng với 9.000km của mình và con trai.

Cách trị con trai ngỗ ngược, lười học cực kì hiệu quả mà không cần đòn roi của một ông bố - Ảnh 1.

Anh Tang và con trai

Ý tưởng phượt bằng xe đạp bắt đầu khi anh Tang tìm cách dạy dỗ cậu con trai hay gây rối ở trường. Mỗi khi nhà trường phản ánh về hành vi của con trai, anh Tang lại đánh con, nhưng việc này chỉ khiến cậu bé thêm nổi loạn.

Anh Thang chỉ học hết cấp 2 và đi làm từ năm 20 tuổi. Để phát triển công việc, anh để con trai Tiểu Thang cho bố mẹ chăm sóc. “Tôi không ở cùng cháu, ông nội rất cưng chiều cháu. Cháu chơi điện thoại di động cả ngày, thành tích học tập tụt dốc không phanh”, anh kể.

Khi Tiểu Thang vào cấp hai, anh mang con trai về nuôi, nhưng do quá bận rộn nên ít có thời gian ở bên con. Tiểu Thang lại ham chơi nên thành tích học tập không hề tiến bộ. “Nó lại rất ngỗ ngược và luôn gây rắc rối trong trường. Khi tôi nói chuyện với con, nó miệng thì vâng lời nhưng chỉ một thời gian là quên mất, đâu lại vào đấy”.

Thậm chí, bố còn thường xuyên phải lên trường để nghe cô giáo nhắc nhở về tình trạng biếng học và gây rối của con. Cách giáo dục lúc đó của anh là đánh con. Nhưng bố càng đánh mắng, Tiểu Thang càng trở nên ngỗ nghịch.

Tang sau đó nảy ra ý định để con trai nghỉ học một thời gian và cùng mình đi phượt bằng xe đạp để dạy cậu bé về kỷ luật, sự kiên trì trong cuộc sống. Tang nói ban đầu anh chỉ định nhân chuyến đi để “dọa” con trong cách hành xử, nhưng không nghĩ con trai lại thích thú với trải nghiệm này.

Cách trị con trai ngỗ ngược, lười học cực kì hiệu quả mà không cần đòn roi của một ông bố - Ảnh 2.

Vào tháng 5 năm nay, hai cha con đạp xe 9.000 km từ Liên Vân Cảng, qua rất nhiều núi sông và vùng đất, mãi gần đây mới trở về nhà. Tiểu Thang – cậu con trai – trưởng thành hơn rất nhiều sau chuyến đi, thái độ với chuyện học tập hoàn toàn thay đổi.

“Thằng bé không chút sợ hãi. Thay vào đó, tôi mới là người mệt mỏi”, anh Tang nói với Ziniu News hôm 26/12. “Sau chuyến đi này, hai bố con tôi đều thay đổi rất nhiều. Trước đây, tôi mải kiếm tiền mà không quan tâm đến con, nhưng trong chuyến đi, tôi phát hiện con trai có rất nhiều điểm mạnh” – anh nói.

Mỗi ngày, họ đạp hơn 70 km ở những tuyến đường bằng phẳng và gần 50 km ở vùng núi. Trên xe chở thêm hành lí cá nhân. Có những ngày đi qua Tây Tạng, hai bố con chật vật đạp xe trong cơn gió mạnh 39km/h. Ban đêm, họ ngủ trong lều. Hành trình của hai bố con cũng liên tục được anh Tang cập nhật trên Douyin.

Cách trị con trai ngỗ ngược, lười học cực kì hiệu quả mà không cần đòn roi của một ông bố - Ảnh 3.

Vì không có thiết bị điện tử nào mang theo trong hành trình “đi phượt” nên cậu bé chuyển sang đọc sách. Cậu cũng hứa với bố sau khi trở về nhà sẽ chuyên tâm học hành.

Cậu bé nói: “Thật vui vì bố đồng ý cho cháu đi chơi. Có những lúc khá mệt nhưng cháu đã học hỏi thêm được nhiều điều”.

Bố con Tang quyết định năm sau sẽ tiếp tục hành trình để tới những nơi còn lại của Trung Quốc.

Đồng hành với con, dễ hay khó?

Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu thế nào là đồng hành với con trẻ? Đó là làm sao để biết lắng nghe, thấu cảm và chia sẻ cùng con những tâm tư, nguyện vọng và cả những thắc mắc khó nói đang diễn ra hằng ngày với con.

Đồng hành với con trẻ không phải là làm những việc gì lớn lao mà là những việc làm nho nhỏ chứa đầy tình yêu thương. Ví dụ, một cái vỗ vai ân cần giúp con trẻ ấm lòng khi thất bại, một câu nói động viên, khuyến khích kịp thời giúp con trẻ phấn khởi, một bữa ăn chung hay cùng đi đâu đó với gia đình sẽ xóa nhòa những mâu thuẫn, hiểu lầm nhỏ giữa cha mẹ và con cái…

Đặc biệt, cha mẹ đừng bao giờ lấy quyền làm người lớn áp đặt lên con, mà hãy hòa nhịp cùng suy nghĩ, tư tưởng và nhịp sống của con.

Cách trị con trai ngỗ ngược, lười học cực kì hiệu quả mà không cần đòn roi của một ông bố - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Người lớn trước khi trở thành cha mẹ đã có kinh nghiệm làm trẻ em nhưng trẻ em chưa bao giờ có kinh nghiệm làm người lớn. Chính vì vậy, cha mẹ không nên chỉ thể hiện tình yêu thương khi con trẻ đạt thành tích hay chăm ngoan mà phải yêu thương vô điều kiện.

Không nên so sánh cá nhân trẻ với anh chị em khác trong nhà hoặc so sánh con mình với con người khác bởi mỗi đứa trẻ đều phát triển khác nhau, tính cách và suy nghĩ khác nhau. Chỉ có cha mẹ là phải học cách yêu thương con cái giống nhau.

Học yêu thương thôi chưa đủ, cha mẹ phải học cách lắng nghe con trẻ. Tập trung nghe con chia sẻ những câu chuyện vui buồn, cả tích cực và tiêu cực xảy ra với trẻ hằng ngày, không phán xét, chỉ trích hay giảng đạo.

Các chuyên gia định nghĩa một người lắng nghe con trẻ tốt là sau khi lắng nghe sẽ hiểu rõ cả nội dung và cảm xúc của con trẻ. Vì vậy khi con trẻ chia sẻ câu chuyện của mình, cha mẹ cần chú ý cử chỉ, điệu bộ và nét mặt để hiểu cảm xúc của con mình ngày hôm đó vui hay buồn, hạnh phúc hay không hạnh phúc. Từ đó sẽ đồng cảm, thấu hiểu con trẻ nhiều hơn.