Trân là con một trong gia đình, từ nhỏ được nuông chiều, tuy điều kiện gia đình bình thường nhưng nói chung chưa từng phải chịu cảnh thiếu thốn cơm áo gạo tiền. Thế nên khi bước vào hôn nhân, cô gân như không thể tưởng tượng được mình lại phải chịu nhiều oan ức, thiệt thòi như vậy.
Năm Trân kết hôn là khi cô 27 tuổi. Cô và chồng khi ấy đã yêu được 3 năm, tình cảm sâu đậm. Khi đó ước nguyện lớn nhất của Trân là được gả cho người mình yêu.
Hoàn cảnh gia đình chồng Trân cũng rất bình thường. Lúc kết hôn, họ miễn cưỡng cũng gom góp đủ số tiền cọc trước cho căn hộ tân hôn mà thực tế vẫn đang trong quá trình thi công. Trân thì cảm thấy dù sao vợ chồng cô còn có tương lai, có thể dựa vào hai bàn tay mà phấn đấu, cho nên cũng không để ý đến những thứ khác, vui vẻ về nhà chồng.
Vì không có nhà, hai người chỉ có thể sống với bố mẹ chồng. Trân vốn tưởng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bắt đầu, không nghĩ tới lại rơi vào vực sâu thống khổ.
Ngày mới vào cửa, mẹ chồng đã thị uy bằng cách tâng bốc con trai bà lên mây và hạ thấp con dâu đến vô dụng. Hơn nữa còn áp đặt Trân buộc phải nghe lời bố mẹ chồng và chồng, không được phản kháng. Kỳ thật Trân so với các cô gái khác không tính là kém. Cô có công việc ổn định, vẻ ngoài thanh tú. Trong khi đó chồng cô là kiểu đàn ông hơi an phận, làm việc mấy năm cũng chỉ đủ nuôi sống bản thân.
Trân tự nhiên nuốt không trôi khẩu khí của mẹ chồng, phản kích vài câu. Không nghĩ tới mẹ chồng trong nháy mắt mặt liền tối sầm mặt lại, hai bên ầm ĩ một phen. Ngày đầu tiên về nhà chồng đã ồn ào như vậy, Trân thực sự chưa từng nghĩ tới.
Sau đó, những chuyện tương tự xảy ra thường xuyên.
Trân phát hiện, nhà này chính là do mẹ chồng định đoạt, bố chồng sợ vợ, mà chồng cô thì đúng kiểu “con trai của mẹ”. Trong nhà có chuyện gì xảy ra, 2 người đàn ông đều chỉ biết rụt rè ở một bên, một câu cũng không dám nói.
Trân từ nhỏ đã được chiều, làm sao có thể chịu thiệt thòi được. Mỗi lần cùng mẹ chồng cãi nhau, cô đều đối chọi gay gắt, nửa bước cũng không nhường. Mà nguyên nhân cãi vã đều là chuyện nhỏ lông gà lông vịt, nhưng lại có thể ầm ĩ tới 3 ngày 3 đêm.
Mỗi lần Trân cãi nhau với mẹ chồng, chồng hoặc là ngồi bên cạnh không nói một lời nào, hoặc tìm cớ để đi ra ngoài. Cách hành xử này của anh khiến Trân vô cùng thất vọng. Cho nên mỗi lần cãi nhau với mẹ chồng, Trân cũng sẽ oán giận chồng, oán giận anh không giúp mình.
Nhưng chồng Trân luôn nói: “Đó là mẹ anh. Sao anh có thể đứng về phía em được. Anh chỉ có thể giữ im lặng thôi!”
Trân nói: “Mỗi lần đều là mẹ tìm em gây sự trước, muốn bắt nạt em. Đứng ở góc độ công bằng, đáng lẽ anh cũng phải nói mẹ vài câu chứ?”
Nhưng chồng cô lại lắc đầu, miệng lẩm bẩm: “Anh không dám đâu”, làm cho Trân thất vọng càng thêm thất vọng.
Lần đó mẹ chồng càng ức hiếp người quá đáng khi yêu cầu Trân và chồng cô phải giao thẻ lương cho bà cất giữ. Chuyện thế này, làm sao Trân có thể đồng ý. Vì vậy, hai người lại lần nữa cãi nhau.
Lần này cãi nhau dữ dội hơn bao giờ hết, Trân và mẹ chồng đều công kích lẫn nhau. Bố chồng thì sớm đã mượn cớ chạy ra khỏi cửa, mà người chồng cũng trốn luôn trong phòng không chịu ra.
Mẹ chồng tức giận chỉ vào Trân rồi nói với vào trong phòng, cố tình để con trai nghe thấy: “Anh dạy vợ giỏi nhỉ. Chị ấy mới đến nhà này chưa đến nửa năm, đã dám sỉ nhục tôi rồi. Sau này làm sao quản được chị ấy?”
Chồng Trân nói với vợ: “Em đừng chọc mẹ giận nữa, được không? ”
Trân nghe chồng nói, càng thêm tức giận. Cô run rẩy nói với chồng: “Tôi chọc mẹ giận? Bà vô lý muốn quản lý tiền của em, em phản bác vài câu thì có làm sao? Em gả cho anh chưa đầy nửa năm, vốn tưởng gả cho người mình yêu sẽ có hạnh phúc, không nghĩ tới lại bị bà phá hỏng hết. Cuộc hôn nhân này như địa ngục vậy!”
Trân càng nói càng tức giận: “Nếu anh là đàn ông thì nên ngăn mẹ anh lại. Tôi chịu quá nhiều uất ức rồi!”
Nghe đến đây, người chồng nổ tung: “Cô muốn cãi nhau với mẹ tôi thì ra khỏi nhà này!”
Trân đối với chồng đã hoàn toàn tuyệt vọng. Dũng hết khí lực toàn thân, Trân nói lời cuối cùng: “Không cần anh phải đuổi, ly hôn đi!”
Quan hệ mẹ chồng nàng dâu từ trước đến nay luôn khó giải quyết, không phải chỉ có Trân gặp phải những phiền toàn như vậy. Gia đình nào ít nhiều cũng có một chút mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu. Nhưng quan trọng nhất là vị trí của người chồng trong gia đình.
Nếu chồng là kiểu “con trai của mẹ”, anh ta gần như sẽ, không bao giờ dám làm trái lại mẹ mình. Một khi mẹ chồng nàng dâu có mâu thuẫn, người chồng sẽ chỉ cho phép vợ thỏa hiệp và kiên nhẫn. Tương lai về sau của người vợ trong gia đình về cơ bản không có hy vọng.
Vì vậy, phụ nữ khi chọn một người đàn ông để kết hôn, đừng chỉ nhìn vào bề mặt, cần xem xét gia đình anh ta, dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, có như vậy mới không mắc sai lầm.