Chuyên gia Nguyễn Thị Lanh: Nhiều cha mẹ Việt yêu con sai cách

Xem bài viết

Con tổn thương vì không được cha mẹ ghi nhận

Nếu được hỏi có yêu con không, chắc chắn bậc làm cha làm mẹ nào cũng khẳng định là có. Con mình dứt ruột đẻ ra, không yêu con thì yêu ai? Thế nhưng yêu con thế nào cho đúng thì không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu rõ.

Thạc sĩ Khoa học giáo dục, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh cho biết, hiện nay nhiều cha mẹ Việt đang yêu con sai cách. Họ yêu con có điều kiện chứ không phải vô điều kiện, yêu con nhưng không biết ghi nhận con, yêu con nhưng không hiểu cảm xúc nơi con… Cách yêu sai lầm của cha mẹ khiến nhiều đứa trẻ lớn lên trong tổn thương, sợ hãi, cô đơn, buồn chán, thất vọng về bản thân.

Chuyên gia Nguyễn Thị Lanh: Nhiều cha mẹ Việt yêu con sai cách - Ảnh 1.

Nhiều cha mẹ yêu con sai cách khiến nhiều đứa trẻ lớn lên trong tổn thương, mất niềm tin vào chính mình

Theo cô Lanh, yêu con vô điều kiện là yêu con như thể con vốn là, yêu tất cả những thứ thuộc về con, chấp nhận cá tính, ngoại hình của con chứ không phải yêu đứa thuần tính hơn là đứa ngang bướng, yêu đứa da trắng hơn đứa da đen…. Yêu con là để con là chính con chứ không phải đặt ra điều kiện con phải ngoan ngoãn như bạn này, học giỏi như bạn kia thì cha mẹ mới yêu.

Khi con mắc sai lầm thì cha mẹ phải bình an giúp con vượt qua sai lầm đó vì sai lầm là cách để con trưởng thành. Nếu cha mẹ không yêu con lúc con sai lầm thì con không thể trưởng thành được. Không một đứa trẻ nào muốn mắc sai lầm, các con cũng muốn thoát khỏi nó nhưng bị mắc kẹt. Vì vậy, cha mẹ phải cùng con vượt qua sai lầm và giúp con nhận ra bài học qua mỗi sai lần, cơ hội phát triển qua mỗi sai lầm.

Chuyên gia Nguyễn Thị Lanh: Nhiều cha mẹ Việt yêu con sai cách - Ảnh 2.

Theo chuyên gia Nguyễn Thị Lanh, yêu con vô điều kiện là yêu con như thể con vốn là, yêu tất cả những thứ thuộc về con

Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ không biết cách ghi nhận, tạo động lực cho con. Có đứa trẻ đi học về tíu tít khoe với mẹ: “Mẹ ơi con được 9 điểm”. Mẹ liền hỏi: “Thế có bạn nào được 10 không?” khiến con hụt hẫng. Lần khác con được 10 điểm về khoe, mẹ lại hỏi: “Thế ở lớp có mấy bạn được 10”. Mẹ không biết rằng khi mẹ hỏi câu đó thì gương mặt vui vẻ, ánh mắt long lanh của con đã trở nên buồn bã.

Chuyên gia Nguyễn Thị Lanh: Nhiều cha mẹ Việt yêu con sai cách - Ảnh 3.

Nếu bố mẹ thường xuyên chê bai, chỉ trích con thì lâu dần con sẽ không biết ghi nhận và yêu thương mình

Cô Lanh cho biết ở góc độ tâm lý, trong quá trình phát triển, mọi đứa trẻ luôn muốn được chú ý, được ngợi khen để cảm thấy mình có giá trị. Khi con nói “mẹ ơi con được…” nghĩa là con đang muốn được mẹ ghi nhận con, khen con. Thế nhưng nhiều bậc cha mẹ không hiểu con đang có nhu cầu như vậy nên không khen, không ghi nhận con. Con buồn, hụt hẫng vì sự cố gắng của mình không được cha mẹ công nhận, thành tích của mình bị xem là “bình thường”.

“Ngay từ giây phút con bị cha mẹ chê bai, không được ghi nhận… diễn ra, nó đã hình thành những tổn thương vào sâu bên trong tiềm thức của đứa trẻ. Dần dần con trở thành một đứa trẻ không biết ghi nhận mình, không yêu thương mình. Các con lớn lên với một niềm tin giới hạn rằng mình kém cỏi, trở nên tự ti, nhút nhát”, cô Lanh phân tích.

“Con không sợ bất cứ điều gì, con chỉ sợ mẹ”

Một sai lầm khác nhiều cha mẹ Việt mắc phải là quan niệm “yêu cho roi cho vọt”. Tổ chức các khóa học về phương pháp dạy con cho nhiều bậc cha mẹ, cô Lanh từng nghe không ít người thừa nhận họ dùng đòi roi để răn đe con cái.

Cô nhớ nhất là trường hợp của chị Hà (Hải Dương). Chị có 2 người con, con gái lớp 9 và con trai lớp 5. Ở ngoài xã hội, chị luôn đối xử nhẹ nhàng với mọi người nhưng ở nhà, chị lại rất nóng tính mỗi khi con làm sai.

Chuyên gia Nguyễn Thị Lanh: Nhiều cha mẹ Việt yêu con sai cách - Ảnh 4.

Gia đình chị Hà giờ đây vô cùng hạnh phúc sau khi chị vứt “cây roi truyền thống” xuống sông

Chị có một “cây roi truyền thống” để sẵn ở góc nhà, chuyên dùng để đánh con. Con gái chị đã từng viết trong bài làm văn ở lớp: “Con không sợ bất cứ điều gì, con chỉ sợ mẹ” và có lần còn nói rằng: “Con chỉ ước mẹ đối xử với con như người ngoài”.

Đến với khóa học của cô Lanh, chị Hà đã được chuyển hóa, nhận ra phương pháp dạy con bằng đòn roi là không đúng. Chị đã về nhà vứt “cây roi truyền thống” xuống sông. Khoảnh khắc đó chị thấy bình yên vô cùng còn các con chị thì cười sung sướng.

Chuyên gia Nguyễn Thị Lanh: Nhiều cha mẹ Việt yêu con sai cách - Ảnh 5.

Cha mẹ hãy yêu con vô điều kiện, yêu con vì chính con, ghi nhận con để con trở thành một người tự tin, bản lĩnh

“Dạy con bằng đòn roi không phải là phương pháp kỷ luật hiệu quả mà chỉ tạo thêm khoảng cách giữa con cái và cha mẹ. Việc phải chịu đựng đòn roi cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và tính cách của đứa trẻ sau này”, cô Lanh phân tích.

Theo cô Lanh, nhiều cha mẹ dành dụm, hy sinh cả một đời để nuôi nấng các con khôn lớn nhưng rồi thất vọng khi con mình ngỗ ngược, thờ ơ với gia đình mà không biết rằng chính cách yêu con sai lầm đã góp phần tạo ra những đứa con như thế. Không có đứa trẻ nào hư đốn sau một đêm mà đó là cả một quá trình, bắt nguồn từ việc các con bị tổn thương trong quá khứ. Vì vậy, mỗi bậc cha mẹ cần phải xem lại mình đã yêu thương con đúng cách hay chưa. Chỉ khi nào cha mẹ thực sự yêu con vô điều kiện, biết cách ghi nhận con, thay vì “yêu cho roi cho vọt” thì “yêu cho ngọt cho bùi”, lúc đó cha mẹ mới có thể làm “người bạn tốt”, đồng hành với con trên hành trình trưởng thành.

Chuyên gia Nguyễn Thị Lanh có gần 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý và phát triển tư duy. Cô được Hiệp hội ABNLP Hoa Kì cấp bằng Trainer, Master Coach về NLP (Lập trình ngôn ngữ tư duy); được Tổ chức Tad James Company cấp bằng Trainer về Trị liệu dòng thời gian… Cô hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Học viện Minh Trí Thành – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo, huấn luyện phát triển tư duy ở Việt Nam.

PV