1. Hành động bạo lực
Khi xảy ra những hành động bạo lực , trẻ thường sẽ cảm thấy sợ hãi và bất an. Chẳng hạn như, trong lúc cãi vã, cha mẹ vì tức giận không thể kiểm soát cảm xúc mà có những hành vi bạo lực thì điều đó sẽ trở nên vô cùng đáng sợ đối với trẻ. Điều này có thể gây ra thái độ căng thẳng của con cái đối với cha mẹ, thậm chí còn có thể dẫn đến hành vi bạo lực của trẻ trong mối quan hệ không chỉ bạn bè mà còn với bạn bè đồng trang lứa.
Việc xem các bộ phim chứa các nội dung và hình ảnh như bạo lực, bắn súng với máu hoặc quái vật đáng sợ đều có thể gây ra những tác hại đối với trẻ trong một thời gian dài. Vì quá nhỏ để có thể hiểu nhưng gì trên phim chỉ là giả tưởng nên trẻ sẽ có suy nghĩ sợ hãi sau khi xem những hình ảnh không phù hợp với lứa tuổi đó.
Chẳng hạn, các chuyên gia tâm lý đã có những tiếp xúc với một đứa trẻ 9 tuổi bị các tình trạng khó khăn trong giao tiếp, bị cô lập do thường xuyên nổi cơn thịnh nộ khó có thể kiểm soát, sau đó rất sợ hãi và cầu xin sự tha thứ. Khi tìm hiểu nguyên nhân, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, ngay khi mới 5 tuổi, cậu bé đã tin tưởng rằng mọi thứ trong những bộ phim như vậy đều có thật.
Vì vậy, cha mẹ không nên cho trẻ xem những bộ phim không hợp với lứa tuổi. Nếu trong trường hợp trẻ không may xem phải những bộ phim này, cha mẹ cần thảo luận với trẻ về bộ phim và giải thích rằng điều này là hoàn toàn không có thật. Các bậc phụ huynh luôn phải nhớ một điều rằng, hậu quả của việc tiếp cần những cảo bạo lực, chết chóc trong phim ảnh quá sớm sẽ có thể làm hạn chế phẩm chất quan trọng của con người là sự đồng cảm và vị tha. Tiêu đề 18+ được nhà sản xuất đưa ra trước bộ phim vậy được là rất phù hợp. Chỉ khi đứa trẻ đã hình thành đủ các tố chất tâm lý (18 tuổi), phim ảnh mới có thể được coi là trò giải trí.
Trong những cuộc ly hôn hay các cuộc cãi vã, người lớn có thói quen đặt trẻ vào tình huống phải lựa chọn giữa hai bên cha và mẹ ai là người mà trẻ yêu mến hơn, ai sẽ là người xấu. Và dưới sự thúc đẩy của cha mẹ, trẻ dù không muốn nhưng vẫn phải đưa ra sự lựa chọn vô lý này. Ví dụ, cha mẹ lôi con vào cuộc xung đột của hai người bằng những lời nhận xét như “Hãy nhìn bố/mẹ của con như thế nào”.
Thậm chí khi ly hôn, cha hoặc mẹ sẽ có những lời nhận xét không hay về người còn lại khiến cho tâm lý của trẻ thực sự tan vỡ khi phải đưa ra lựa chọn như vậy. Sự lựa chọn như vậy có nghĩa là một phần nào đó trong trẻ là xấu. Điều này dẫn đến trẻ giảm sút lòng tự trọng cũng như các vấn đề về sự chấp nhận bản thân, xây dựng các mối quan hệ gia đình trong tương lai. Nếu cha mẹ muốn phàn nàn với ai đó về việc bạn có một bạn đời tồi tệ, hãy chia sẻ với bạn bè, cha mẹ, bác sĩ trị liệu, chứ không phải là một đứa trẻ.
Người lớn thường có thói quen thảo luận về những diều tiêu cực nhưng đó thì cũng chỉ là giải thuyết, nhưng đối với một đứa trẻ, chúng sẽ hiểu theo đúng nghĩa đen của lời nói và trở nên lo lắng, mắc kẹt trong những suy nghĩ này. Không những vậy, việc phải nghe nhưng vấn đề tiêu cực thường xuyên sẽ có thể gây nguy hiểm cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em. Nhất là trong những gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các sự kiện tiêu cực thì điều quan trọng là phải nói thêm với trẻ rằng người lớn đang làm mọi cách để giải quyết vấn đề nhanh hơn, tránh để những cuộc trò chuyện như vậy tước đi cảm giác an toàn của trẻ.
Những vấn đề này dù ít hay nhiều cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý và tính cách của trẻ trong tương lại. Vì vậy, để con có được môi trường phát triển tốt nhất, cha mẹ không nên làm những hành động này trước mặt con và dạy con học cách cách xa chúng.
Theo Xevathethao