Việc nhà thường được coi là dành riêng cho các bà mẹ, nhưng trên thực tế, mọi thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ đảm đương chúng, đặc biệt là đối với trẻ em .
Vào các ngày trong tuần, cha mẹ có thể cho con làm một số công việc nhà đơn giản và đây thực chất là một hình thức tập thể dục, giúp trẻ rèn luyện thể chất. Ngoài ra, nếu bố mẹ để trẻ tham gia làm việc nhà một cách hợp lý, hình thành cho trẻ thói quen chia sẻ việc nhà với người lớn, coi việc nhà là của mình thì đây sẽ là một cách rất hiệu quả để trau dồi ý thức trách nhiệm ở trẻ ngay từ nhỏ.
1. Trong thực tế cuộc sống, nhiều đứa trẻ cho rằng việc nhà là của người lớn chứ không phải của chúng, chúng không cần làm, thậm chí thỉnh thoảng mới làm thì liền đặt ra một số điều kiện. Nếu bố mẹ dung túng cho hành vi này của trẻ là sai lầm, khiến trẻ càng trở nên lười biếng và sống đòi hỏi. Còn muốn nâng cao tinh thần trách nhiệm của trẻ thông qua việc nhà, bố mẹ phải để trẻ tự chủ động làm việc nhà , tất nhiên cần phụ có sự động viên và giám sát bằng lời nói của cha mẹ thì càng hiệu quả hơn.
Đứa trẻ thích làm những việc mà mình hứng thú, nhưng việc nhà dường như không phải là việc có thể khiến người ta hứng thú làm, nhất là khi người mẹ hay phàn nàn hoặc cư xử rất khó chịu khi làm việc nhà, thì đứa trẻ sẽ sớm nhận ra điều đó. Khi ấy, trẻ cũng sẽ cảm thấy rằng việc nhà là một việc đau khổ và mệt mỏi, vì vậy trẻ sẽ cố tình trốn tránh nó để không phải làm. Điều này tạo ra phản tác dụng, thay vì bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm ở trẻ lại khiến trẻ trốn tránh trách nhiệm.
Vì vậy, người lớn phải chú ý khi làm việc nhà, không nên suốt ngày kêu ca, mà hãy làm việc nhà với thái độ thích thú và trách nhiệm phục vụ gia đình, từ đó tác động đến trẻ để có thể tích cực tham gia vào các hoạt động này hơi một cách tự giác, hứng thú.
2. Sử dụng sở thích “chơi” của trẻ để nâng cao tính chủ động của trẻ trong công việc nhà.
Bạn có thể hướng dẫn trẻ theo cách này, so sánh công việc nhà trong khả năng của trẻ với một trò chơi và khuyến khích trẻ làm việc nhà như chơi trò chơi vậy. Dần dần, trẻ sẽ tích cực và chủ động tham gia việc nhà hơn, lao động trong vui vẻ.
3. Điều quan trọng nhất là phải biết trân trọng thành quả lao động của trẻ, đừng đòi hỏi trẻ hoàn hảo.
Suy cho cùng, tuổi tác và khả năng tay nghề của trẻ khiến trẻ không thể trở nên hoàn hảo khi làm một công việc nhà nào đó, nhưng cha mẹ nên có cơ chế khuyến khích để nâng cao sự nhiệt tình của con cái, thay vì coi thường và khiển trách con làm chưa tốt một cách mù quáng.
Bên cạnh đó, bố mẹ nhớ khen trẻ khi trẻ hoàn thành một công việc nhà nào đó, để trẻ được hưởng thành quả lao động, đồng thời khẳng định năng lực của trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ phấn khởi, tự tin hơn, từ đó tự giác nâng cao năng lực của bản thân, nâng cao hứng thú đối với công việc nhà.
Tóm lại, cha mẹ đừng đánh giá thấp tác dụng của việc nhà đối với quá trình giáo dục và trưởng thành của trẻ. Chính từ những công việc tưởng chừng nhỏ nhặt này sẽ giúp trẻ rèn luyện nhiều kỹ năng sống, nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm ngay từ nhỏ. Sự phát triển nhân cách tốt của trẻ thực sự có được nhờ sự giáo dục của gia đình, vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý, tận dụng việc nhà hiệu quả và hợp lý để làm bước đệm hứu ích giúp trẻ có thể phát triển thành một con người tốt hơn trong tương lai.
Theo V.K – Vietnamnet