Sau khi tốt nghiệp trung học, Thư không thi đậu đại học. Gia đình muốn Thư thi thêm năm nữa, nhưng khi đó cô rất tự ti, cảm thấy mình ngay cả thi lại cũng khó mà vào được Đại học. Mẹ Thư thở dài và ngừng thuyết phục cô.
Những người trong làng ở độ tuổi như Thư, nhiều người tốt nghiệp trung học cơ sở đã ra ngoài để làm việc. Thư cũng theo người trong làng đến thành phố làm việc. Không có kỹ năng tốt, lại không có bằng cấp, việc kiếm một công việc thoải mái khó như lên trời. Dưới sự giới thiệu của một đồng hương, Thu làm nhân viên trong một siêu thị. Công việc không hề dễ dàng, cần sự kiên trì không nhỏ mà lương lại thấp.
2 năm sau, Thư được nhận vào làm công nhân của một nhà máy may. Ở đây cô quen Dũng, lớn hơn 3 tuổi. Nhà Dũng ở vùng ngoại ô gần đó, cha bệnh tật, gần như quanh năm nằm liệt giường, mẹ vừa làm nông vừa chăm chồng, dưới còn có 1 em trai, nói chung điều kiện gia đình không tốt. Sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, Dũng thi đỗ vào một trường trung học nổi tiếng, nhưng để giúp gia đình, anh chủ động bỏ học để làm việc trong nhà máy.
Sau khi Thư vào nhà máy may này, cô tình cờ làm việc dưới sự hướng dẫn của Dũng. Anh chăm sóc cô rất nhiều. Nếu có việc gì không hiểu, Thư sẽ tham khảo ý kiến của anh, anh cũng kiên nhân chỉ dạy cô. Ở nơi đất khách quê người, lại gặp được đồng nghiệp tốt như vậy, cô rất cảm động.
Một lần, Thư bị bệnh, cả người mơ mơ tình tỉnh, rất yếu ớt, đến cả một ly nước cũng không rót được. Dũng sau khi biết chuyện, đã xin nghỉ phép, chủ động đưa Thư đến bệnh viện. Đợi Thư truyền nước xong, anh lại đưa cô trở về ký túc xá. Con người bất lực và dễ bị tổn thương nhất là khi họ bị bệnh. Anh quan tâm đến cô, khiến cô dựa vào anh, nên sau lần ốm đó, hai người tự nhiên yêu nhau.
Gia đình Dũng mặc dù điều kiện không tốt, nhưng anh luôn học hỏi và siêng năng. Ngày đến nhà cô ra mắt, anh luôn tay luôn chân giúp bố cô làm việc đồng áng. Ăn cơm xong, anh cũng tranh rửa bát với mẹ cô. Bố mẹ Thư rất quý cậu con rể tương lai này, khen anh là người chân thành, trung thực.
Yêu nhau 3 năm, anh và cô chưa từng cãi nhau một lần. Trên thực tế, họ cũng có những lúc bất đồng quan điểm, nhưng anh luôn nhường nhịn cô nên chuyện cãi nhau không xảy ra. Tiền lương của Dũng gần như đều dành cho việc chữa bệnh cho bố anh nên lúc họ kết hôn, anh gần như không có tiền. Chiếc nhẫn cưới anh mua cho cô cũng chỉ có giá vài trăm nghìn. Khi họ hàng Thư biết điều đó, tất cả đều nói cô ngu ngốc.
Đêm tân hôn, anh ôm cô xúc động nói: “Vợ, cảm ơn em đã lấy anh. Hãy tin anh, bây giờ anh nghèo nhưng tương lai sẽ không như vậy. Anh chắc chắn sẽ cho em một cuộc sống hạnh phúc”. Cô gật đầu. Anh cảm kích cô không ghét bỏ mình nghèo mà gả cho anh nên đối xử với cô cực kỳ tốt. Mỗi lần cô về nhà đẻ, anh đều chủ động ở bên. Mặc dù sống trong cảnh nghèo, nhưng trái tim của họ luôn hướng về nhau, trong đau khổ vẫn có niềm vui.
Kết hôn được 1 tháng thì Thư co bầu. Nhìn vào số tiền hẻo trong tài khoản, Dũng lo lắng nói: “Vợ, em cần một số tiền lớn để sinh con. Bố thì hàng tháng vẫn phải khám bệnh, uống thuốc. Cái gì cũng cần tiền”. Vợ chồng Thư đi làm thuê, trừ đi tiền ăn uống, số tiền còn lại thực sự không còn bao nhiêu. Chồng Thư dụ định sẽ vay người thân một số tiền, mua mấy chiếc máy may cũ, tự thiết kế quần áo của riêng mình. Cô cảm thấy anh nói có lý, vì thế về nhà mẹ đẻ mượn mấy trăm triệu, mua 20 cái máy may cũ.
Lúc đầu, công việc kinh doanh rất vất vả. Dũng nhận được đợt hàng từ sáng đến tối. Để chạy đúng số lượng, anh phải may quần áo vào ban đêm, chỉ có thể ngủ 4 giờ mỗi đêm. Bản thân Thư bụng chửa to, cũng bận rộn với máy may từ sáng đến tối.
Anh thấy cô vất vả, thương vợ nên vài lần nói anh nợ cô quá nhiều, nói sau này kiếm được tiền, anh nhất định sẽ bồi thường cô gấp đôi. Cô đối với sự hứa hẹn của chồng, vô cùng tin tưởng.
Anh thông minh, EQ cao, và biết cách tạo các mối quan hệ nên chuyện kinh doanh ngày càng khởi sắc. Với sự gia tăng các đơn hàng, họ kiếm được nhiều tiền, mở rộng quy mô nhà máy, xây dựng nhà máy riêng của mình. Máy móc trong nhà máy đều là hàng mới, họ cũng mua điều hòa không khí, cải thiện môi trường làm việc cho công nhân. Vào ngày kỷ niệm 5 năm ngày cưới, anh đã mua tặng cô một chiếc xe hơi xấp xỉ tiền tỷ.
Khi công việc kinh doanh trở nên ngày càng lớn hơn, cuộc sống của vợ chồng Thư thay đổi đáng kể. Chi bắt đầu thích mua sắm, đi du lịch, thích mỹ phẩm cao cấp… Đôi khi để đáp ứng sự phù phiếm của bản thân, cô thậm chí còn bay ra nước ngoài để mua hàng xa xỉ.
Đôi khi mẹ Thư thấy vậy, sẽ khuyên cô nên tiết kiệm tiền 1 chút, nói sau này nếu có chuyện gì không hay xảy ra, có tiền trong tay thì sẽ không bối rối. Nhưng cô hoàn toàn bỏ qua những lời mẹ nói. Chồng Thư cũng nói với cô: “Vợ, đàn ông kiếm tiền, phụ nữ chi tiêu. Em cứ mua đồ đẹp mà mặc”.
Chồng Thư là người rất biết nắm bắt thị trường. Thấy người mua xe ngày càng nhiều, anh không bỏ lỡ cơ hội mở ba chuỗi cửa hàng sửa chữa xe. Trong những năm qua, doanh số bán xe rất tốt nên cửa hàng sửa chữa của họ cũng hoạt động rất năng suất. Kinh doanh tốt, kiếm được nhiều tiền, cô càng chi tiêu nhiều tiền. Thư cũng rất quan tâm đến nhà đẻ, sắp xếp chị dâu và anh trai vào nhà máy làm quản lý, mỗi tháng cho mẹ đẻ 20 triệu tiền sinh hoạt. Cô thường xuyên về thăm mẹ, mà mỗi khi về nhà đẻ, lại biếu bà cả chục triệu. Mỗi lần Thư về nhà, mẹ cô khuyên cô nên tiêu tiền ít hơn, tiết kiệm nhiều hơn, nhưng cô vẫn coi những lời nói của bà như gió thoảng bên tai.
3 năm trước, Dũng bị lừa đầu tư tiền cùng một người bạn học cũ. Sau khi nhận được tiền, người đó cũng biến mất. Gia đình họ bị mất gần 20 tỷ tiền mặt, dòng tiền rơi vào tình trạng khó khăn, chuỗi vốn bị đứt, kinh doanh ngay lập tức rơi vào khủng hoảng chưa từng có. Anh và cô mỗi ngày đều mệt mỏi đối phó với những người đến đòi nợ, cảm nhận được áp lực chưa từng có.
Chỉ trong 1 tháng rưỡi ngắn ngủi, Dũng vì thức trắng nhiều đêm nên tóc bạc đi cả nửa. Thư vốn muốn oán hận chồng, nhưng nhìn dáng vẻ đầy nội thương của anh, cô lại không đành lòng. Không còn cách nào khác, cô đành về nhà mẹ đẻ vay tiền.
Khi Thư về nhà mẹ đẻ, đúng lúc anh trai và chị dâu cũng ở nhà. Cô vừa mở miệng vay tiền, mẹ cô đã ngay lập tức lấy ra một thẻ ngân hàng từ túi xách đưa cho cô. Chi chuẩn bị rời đi thì chị dâu gọi giật lại, đưa cho cô một thẻ ngân hàng nữa. Lúc đến ngân hàng rút tiền, cô trợn tròn mắt vì trong thẻ của mẹ cô có tới 2 tỷ mà thẻ chị dâu đưa cũng có khoảng 800 triệu.
Lúc ấy, Thư bối rối. Rõ ràng chị dâu và anh trai làm việc trong nhà máy, một tháng lương 2 người cộng lại cũng chỉ hơn 20 triệu, sao có thể tiết kiệm được số tiền lớn như vậy. Thư ngay lập tức gọi điện cho mẹ và chị dâu. Mẹ cô nói: “Con gái, con thường cho mẹ tiền. Mẹ đã tiết kiệm số tiền đó. Con có thể yên tâm sử dụng”. Chị dâu cũng thành thật nói đó là số tiền vợ chồng họ tằn tiện tiết kiệm hàng ngày. Lúc này Thư đang gặp khó khăn nên họ đem toàn bộ tài sản tiết kiệm được cho cô vay. “Lần khó khăn này qua đi, cô phải học cách sống tiết kiệm đấy”, chị dâu nói.
Lời nói của mọi người làm Thư nghẹn ngào, nói lời cảm ơn. Chị dâu nó tiếp: “Em gái, bình thường em vẫn luôn quan tâm chăm sóc mẹ, lại giúp anh chị có công việc. Phần tình nghĩa này chị luôn khắc ghi trong lòng. Số tiền kia em cứ mang đi dùng. Chúng ta là một gia đình, không cần phải cảm ơn. Nếu nói cảm ơn thì nên nói với người ngoài thôi”.
Đặt điện thoại xuống, Thư nước mắt nhòe đi. Cô không nghĩ tới, lúc mình gặp nạn, người đứng lên giúp lại là người chị dâu học thức thấp. Về đến nhà, cô kể lại cho chồng mà hốc mắt ướt đẫm. Chồng nói với cô: “Không ngờ mẹ chồng và chị dâu lại thông cảm với vợ chồng mình như vậy. Với 2,8 tỷ này, chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua cửa ải. Đến lúc đó, phải báo đáp mẹ và chị dâu thật tốt”. Chi gật đầu tán thành.
Môi cặp vợ chồng trong đời sống hôn nhân, sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn. Một trong số đó là vấn đề tài chính. Ngay cả khi kiếm được nhiều tiền, mỗi gia đình nên tính đến chuyện tiết kiệm để phòng khi gặp bất trắc. Có như vậy, hôn nhân mới có thể bền vững, hạnh phúc.