1. Tài chính
Bạn sẽ xử lý như thế nào với tiền chung của hai người, kế hoạch chi tiêu là gì, làm thế nào để tiết kiệm, hai người có quỹ chung hay quỹ riêng… Có rất nhiều vấn đề về tiền bạc và nó thực sự quan trọng khi hai người về sống với nhau.
Ngoài ra, hãy nói với nhau về các khoản nợ tiền hôn nhân một cách chân thành nhất nhé! Việc trao đổi sẽ giúp cả hai tìm ra hướng giải quyết chúng. Chẳng ai thích bị dồn vào “cục nợ” không phải do mình “tạo nên” đâu!
Cho nên trước khi cưới, cả hai hãy thảo luận với nhau để tránh những bỡ ngỡ có thể phát sinh trong cuộc sống vợ chồng.
2. Con cái
Bạn có muốn sinh con, khi nào và dự định có bao nhiêu đứa? Bạn muốn con được giáo dục như thế nào? Bạn muốn con có những giá trị và lý tưởng sống như thế nào? Cả hai vợ chồng cùng đi làm hay sẽ có một người ở nhà trông con?… Đó là những điều bạn nên thảo luận trước để tránh việc xung đột trong vấn đề con cái và nuôi dạy con sau này. Câu nói: “Cả hai người cùng thích có con” là không đủ.
Kế hoạch có con rất cần thiết để tránh trường hợp “bằng mặt chẳng bằng lòng” dù đang đắp chung chăn, nằm chung giường. Bởi không phải bất kỳ cặp đôi nào kết hôn cũng muốn có con! Thậm chí, một số vấn đề sẽ cần xử lý, lường trước nếu chẳng may đứa trẻ bị bệnh hoặc mắc khiếm khuyết.
3. Việc nhà
Dù là chuyện nhỏ, việc nhà có thể khiến các cặp vợ chồng “đánh nhau vỡ đầu”. Điều này là do một người có thể cảm thấy quá tải khi phải tự mình làm tất cả công việc. Để đảm bảo rằng gia đình có sự bình yên, tốt hơn hết, bạn nên nói về những công việc mà mỗi người sẽ đảm nhiệm.
4. Nói về vấn đề ngoại tình
Quan điểm của mỗi người sẽ mỗi khác về vấn đề “ngoại tình”. Có người sẽ nhận định “hôn” là đủ bằng cớ xác nhận đã ngoại tình. Nhưng có người sẽ xem việc gặp lại người yêu cũ đã là lừa dối rồi. Hãy có một cuộc trao đổi để tránh hiểu lầm.
5. Quan hệ xã hội
Có một cuộc sống lành mạnh ngoài hôn nhân là rất cần thiết để chúng ta duy trì đời sống xã hội. Hãy thảo luận trước với bạn đời về những mối quan hệ của bạn bên ngoài cuộc sống hôn nhân, bao gồm thời gian, công sức dành cho các mối quan hệ bạn bè, người quen, xã hội…
6. Sở thích
Mỗi người đều có những khoảng trời riêng, thói quen của mình. Kết hôn không đồng nghĩa với việc bạn phải “trói buộc” bản thân mình vào suy nghĩ người khác hoặc từ bỏ thói quen bản thân. Trao đổi để hiểu nhau và thỏa hiệp với nhau thay vì tranh cãi nhé!
7. Tình dục
Một khi bạn cảm thấy khá thoải mái với người bạn đời tương lai thì hãy thảo luận với anh ta về tình dục rằng kỳ vọng của bạn là gì? Bạn có thể góp ý cho bạn đời về kỳ vọng của bạn trên giường. Sự bình đẳng và thoải mái về sex sẽ góp phần không nhỏ vào hạnh phúc của hai bạn.
8. Gia đình hai bên
Đương nhiên, bạn không thể sống cùng lúc với cả bố mẹ hai bên. Bạn dự định sẽ sử dụng những kỳ nghỉ, những dịp lễ tết như thế nào, về nhà nội hay về nhà ngoại? Bạn tham gia các sự kiện của bố mẹ, anh chị em hai bên như thế nào? Bạn sẽ về thăm bố mẹ mỗi tuần, một tháng một lần hay hai, ba lần mỗi năm? Điều này có thể trở nên đặc biệt quan trọng nếu một trong hai người hoặc cả hai người đều là con một.
9. Dự định chăm sóc bố mẹ khi về già
Các thảo luận như bạn có muốn ở cùng với bố mẹ già không, ai sẽ chăm sóc họ, hay bạn định chu cấp cho bố mẹ bao nhiêu tiền… đều nên có trong danh sách những điều một cặp đôi sẽ cân nhắc thảo luận trước khi kết hôn.
Ngoài ra, các câu hỏi các không kém phần quan trọng cần được bạn tìm hiểu trước khi kết hôn là hồ sơ y tế của người kia (có bệnh gì không, có dị ứng hay không, nhóm máu của người ấy là gì…), người ấy muốn sống ở đâu, hai người sẽ muốn dành cho nhau bao nhiêu thời gian mỗi ngày, hai người hy vọng đời sống xã hội của nhau khi đã là vợ chồng sẽ thế nào… Càng thảo luận kỹ và đạt được nhiều đồng thuận thì hôn nhân của hai người sẽ càng thêm bền vững.
10. Những điều không thể chấp nhận
Nếu tất cả các kỳ nghỉ cuối tuần chàng đều dùng thời gian để xem thể thao với các bạn của mình? Nếu chàng trở về nhà lúc 1h sáng trong tình trạng say xỉn? Nếu một trong hai người làm việc không ngừng nghỉ suốt 16 giờ mỗi ngày. Nếu ai đó đốt tiền trong các sòng bạc? Tán tỉnh người khác? Ghen tuông vô lý?… Bạn cần phải tuyên bố ngăn chặn ngay trước khi cưới. Những hành vi xấu lặp đi lặp lại có thể khiến một trong hai người mệt mỏi đều không phải là những điềm lành cho một tương lai hạnh phúc.