Mới đây, một cụ ông 72 tuổi đã quyết dính kết hôn với cụ bà 83 tuổi trong sự chung vui, chúc phúc của nhiều họ hàng, hàng xóm.
Được biết, cô dâu là bà Pueng Chamkham (83 tuổi) sống tại HuaiRai, Lom Sak, còn chú rể là ông Nuon Mala (72 tuổi), ngụ Pak Chong, Lom Sak, thuộc tỉnh Phetchabun (miền bắc Thái Lan). Hôn lễ của hai người được tổ chức tại nhà của chú rể và đây cũng là nơi mà cặp đôi cùng nhau sinh sống sau lễ cưới.
Điều đặc biệt ở cuộc hôn nhân này không chỉ nằm ở tuổi tác rất lớn của cô dâu chú rể mà còn bởi hành trình yêu đương của 2 người.
Lần đầu gặp mặt khi cùng làm việc trên sườn đồi, cụ ông 72 tuổi đã phải lòng người phụ nữ này và quyết định “đưa nàng về dinh” chỉ sau 10 ngày quen biết.
“Ngay khi gặp Pueng Chamkham tôi đã tin đây là người phụ nữ muốn chung sống và chăm sóc đến cuối đời”, ông Nuan Mala nói.
Tuổi tác không là rào cản đối với cặp đôi lớn tuổi này. Hơn thế, cả hai còn được gia đình và họ hàng hai bên ủng hộ.
Đám cưới của cả hai diễn ra đơn giản, với nghi thức buộc chỉ vào cổ tay theo truyền thống. Thậm chí, cặp đôi cũng không tổ chức đám tiệc linh đình hoặc yêu cầu của hồi môn, lẫn lễ phục cưới. Dù vậy, nụ cười móm mém của cô dâu đã là niềm hạnh phúc tột cùng trong lễ cưới bên cạnh chú rể kém 11 tuổi.
Ông Nuan Mala từng có một đời vợ và 3 người con. Trước khi quyết định về chung một nhà với bà Pueng, ông sống độc thân một thời gian.
Tình yêu tuổi già nhưng trái tim không già
Tình yêu tuổi già không còn nồng cháy hay nhiệt huyết như ngày còn trẻ mà thay vào đó là tình thương, sự cảm thông và thấu hiểu. Câu chuyện về hạnh phúc người cao tuổi dưới đây sẽ khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy ngưỡng mộ về một tình yêu bền bỉ.
Chúng ta thường nói nhiều về sức khỏe, dinh dưỡng người cao tuổi hay việc tập luyện, chuyện chăn gối mà ít quan tâm đến tình yêu tuổi già của họ. Tình yêu của người già, cũng như sức khỏe, là nỗi khát khao, cũng hiếm hoi, cũng lụi tàn dần với thời gian. Chỉ khác là nó không bao giờ tắt.
Đừng đóng khung người già trong những tình cảm an toàn. Họ cũng có quyền được sai lầm, được phiêu lưu dù biết cuộc đời đã đi vào chặng cuối.
Đừng ngỡ chỉ người trẻ mới biết yêu, mới nồng nàn thổn thức nhớ thương. Tình yêu của người già là một khúc hát, không vang thành tiếng nhờ micro, không lấp lánh nhờ ánh đèn sân khấu, mà đồng vọng da diết, hoặc đớn đau xao xuyến mãi trong lòng. Lý do thật đơn giản mà cũng thật tàn bạo: Xong khúc hát ấy có thể là cái chết, rất gần, đến nỗi hiện hình thành nỗi ám ảnh.
Người già yêu cũng khác người trẻ. Người ta dễ bỏ qua những chuyện lặt vặt như đưa đón, trễ giờ, không cùng nhau thích một món ăn hay một môn thể dục. Họ đã đến chỗ biết cái gì là chính, cái gì là phụ trong quãng sống ngắn ngủi còn lại. Nên thay vì cáu kỉnh, làm khổ nhau, cằn nhằn về những điều vặt vãnh như một số cặp vợ chồng già thường gặp, những người già khi yêu thường rộng lòng hơn, sống tích cực hơn.
Họ có xu hướng muốn bù đắp cho người thương, muốn sửa những lỗi mà mình đã phạm trong đời ở một thời xa lắc nào đó.
Bản chất của tình yêu vốn là một, nhưng ở mỗi độ đời, người ta yêu một cách khác. Một số khảo sát khoa học chuyên ngành lão khoa chứng minh tình yêu và cảm xúc giới tính dù ở tuổi gần đất xa trời vẫn khiến con người có động lực sống mạnh mẽ.
Câu chuyện tình dục nhiều khi không phải là điều quan trọng nhất nữa. Khả năng tự chăm sóc bản thân, ý thức về quan hệ xã hội, mối quan hệ giao tiếp đồng cảm… mới là những yếu tố tích cực mà tình yêu có thể mang lại.
Đừng đóng khung người già trong những tình cảm an toàn. Họ cũng có quyền được sai lầm, được phiêu lưu dù biết cuộc đời đã đi vào chặng cuối. Nếu biết rằng rồi ai cũng sẽ phải chân chậm, mắt mờ, bàn tay nhăn nheo tìm nắm lấy một bàn tay để cùng đi qua đoạn kết đường đời, hẳn chẳng ai nỡ xóa đi trong những trái tim già nua ấy bóng dáng diễm lệ và vĩnh hằng của tình yêu.
Hiện trường vụ án mạng giết người yêu ở Thủy Nguyên, Hải Phòng