Mức án đối với kẻ dùng súng cướp ngân hàng tại Biên Hòa

Xem bài viết

Bắt nghi phạm cướp tiền tại cửa hàng tiện lợi ở TPHCMBắt nghi phạm cướp tiền tại cửa hàng tiện lợi ở TPHCM

Nghi phạm dùng vật giống súng uy hiếp nhân viên cửa hàng tiện lợi ở quận 12 (TPHCM) cướp tiền đã bị trinh sát bắt giữ khi đang lẩn trốn ở Đồng Nai.

Công an tỉnh Đồng Nai vẫn đang lấy lời khai Lê Huy Dũng (34 tuổi, quê Thanh Hóa) để mở rộng điều tra vụ cướp ngân hàng xảy ra tại TP Biên Hòa hôm 8/9. Bước đầu Dũng khai nhận do thua cờ bạc, cá độ bóng đá nên đặt mua súng rồi lên kế hoạch cướp Ngân hàng Vietcombank Biên Hòa- Phòng giao dịch Tam Phước.

Chiều 8/9, Dũng mặc đồ đen, đi xe máy đến gần ngân hàng trên. Anh ta đậu xe máy cách ngân hàng khoảng 100 m rồi giả làm khách đi vào trong phòng chờ. Một lúc sau, nghi phạm dùng súng uy hiếp nhân viên ngân hàng, cướp hơn 900 triệu đồng rồi lấy xe tẩu thoát về hướng Long Thành.

Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cục nghiệp vụ Bộ Công an vào cuộc điều tra, trích xuất dữ liệu camera để truy xét kẻ gây án. Quá trình truy bắt, Công an xác định Dũng đang lẩn trốn trong Khu công nghiệp Long Đức (huyện Long Thành, Đồng Nai) nên vây bắt thành công.

Mức án đối với kẻ dùng súng cướp tiệm vàng tại Biên Hòa - Ảnh 2.

Đối tượng Dũng chỉ giấu súng (ảnh CAĐN)

Bình luận về vụ việc trên, luật gia Trần Nhật Minh (Chi hội Luật gia, Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, hành vi của Dũng đã cấu thành tội “Cướp tài sản” được quy định tại Điều 168 (BLHS 2015). Theo đó, mặt khách quan của tội cướp tài sản được thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn được mô tả trong điều luật như: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc các hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt là hành vi mong muốn dịch chuyển tài sản của người khác thành tài sản của mình trái pháp luật và trái ý chí của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

Hành vi dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất (có vũ khí hoặc công cụ, phương tiện khác) để chủ động tấn công người quản lý tài sản hoặc người khác. Hành động tấn công này có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn công và làm cho họ mất khả năng chống cự lại hoặc công khai để cho người bị tấn công biết. Đe dọa vũ lực thông thường được kết hợp giữa hành vi sử dụng vũ lực với những thái độ, cử chỉ, lời nói hung bạo, để tạo cảm giác cho người bị tấn công sợ hãi và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực ngay tức khắc nếu không giao tài sản.

Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không.

“Khi thực hiện các hành vi này, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác chiếm đoạt và mong muốn chiếm đoạt tài sản đó. Trong vụ cướp ngân hàng, Dũng đã lấy đi số tiền lớn, lên đến hơn 900 triệu đồng nên nếu bị kết tội đối tượng có thể đối diện với mức án cao nhất là tù chung thân. Ngoài tội danh trên, hành vi của Dũng còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng” theo Điều 304 (Bộ luật Hình sự 2015)”, luật gia Trần Nhật Minh phân tích.

Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 3 – 10 năm.

……….

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 – 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;