Có câu nói: “Nhà là thiên đường của những ông bố, bà mẹ và những đứa trẻ”.
Ai cũng có tổ ấm của riêng mình và mong muốn gia đình mãi mãi thịnh vượng, hạnh phúc. Bởi vậy ai cũng đi tìm kiếm bí quyết cho hạnh phúc gia đình. Sự thành công của một gia đình được tạo nên từ nhiều yếu tố và đương nhiên, khiến gia đình có những vết rạn nứt, hôn nhân gặp nguy cơ cũng do vài vấn đề tạo ra. Nhiều người luôn bỏ qua những dấu hiệu nhỏ biểu hiện cho chuyện tình cảm gặp vấn đề. Sự chủ quan đó đôi khi mang đến cái kết vô cùng tệ hại.
Khi một sự việc sắp xảy đến sẽ luôn có điềm báo. Điềm báo này muốn nhắc nhở bạn phải sửa sai kịp thời. Sự suy tàn của một gia đình cũng thể hiện ở vài dấu hiệu như sau:
1. Gia đình sống buông thả, không có kế hoạch
Sự giàu có, ổn định, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân có được từ việc lao động chăm chỉ, tích lũy của cải và không được lãng phí. Nếu một cuộc hôn nhân mà vợ chồng chỉ biết im lặng hưởng thụ, không biết phấn đấu tiến về phía trước, không có kế hoạch nào cho tương lai thì sớm muộn cũng đi vào vết suy tàn. Từ đó mà cuộc hôn nhân gặp nhiều xích mích, lục đục, phá hỏng cả mối quan hệ của cả hai.
Để tạo nên một gia đình thịnh vượng, cách tốt nhất là hai vợ chồng phải ngồi lại lập kế hoạch rồi sau đó tiến về phía trước. Họ phải cùng nhau có mục tiêu, cùng nhau phấn đấu thì mọi chuyện mới trở nên ổn định được.
Có rất nhiều những cặp vợ chồng chơi rất giỏi nhưng đụng đến công việc hay kế hoạch thì như gà mắc tóc. Về lâu về dài, đây là một điềm báo cho cuộc hôn nhân của họ sẽ gặp những xích mích, bất đồng về nhiều vấn đề và rồi tan vỡ.
2. Gia đình bất hòa, cãi vã thường xuyên
Mạnh Tử từng nói: “Nếu gia đình bị hủy diệt thì con cháu cũng sẽ bị hủy diệt”.
Trong nhiều trường hợp, sự tan vỡ của một gia đình không đến từ bên ngoài mà từ bên trong gia đình.
Xung đột trong hôn nhân như vợ chồng cãi vã, cha mẹ con cái xung đột sẽ dẫn đến những rạn nứt khó có thể cứu vãn được. Nhiều cặp đôi vợ chồng cũng chỉ vì cãi vã mà không thể quản lý tốt lời ăn tiếng nói, dẫn đến buông lời xúc phạm đến khi hối hận thì đã muộn màng. Chẳng nỗi đau đớn nào có thể tàn phá bằng bị người bạn đời làm tổn thương.
Gia đình ổn thỏa thì mọi chuyện hanh thông, nếu như một cuộc hôn nhân suốt ngày lục đục cãi vã thì rõ ràng mối quan hệ đã xuất hiện vết rạn nứt, khó lòng xoa dịu được. Nếu như hai bên không biết cách giải quyết và khiến cho mối quan hệ tích cực hơn thì cuộc hôn nhân sẽ đếm ngược đến ngày tan vỡ.
3. Bầu không khí căng thẳng
Chẳng có người chồng hay người vợ nào muốn về nhà mà không khí ở đó ngột ngạt, khó chịu do mối quan hệ của hai bên trở nên xấu xí đi cả. Tổ ấm hôn nhân phải luôn luôn là chốn êm ái, thoải mái nhất với họ. Nhưng nhiều đôi vợ chồng lại thường xuyên xích mích với nhau, đôi khi sự xích mích đó không gây ra cãi vã dữ dội nhưng cũng tạo nên bầu không khí bị đè nén, áp bức và khó chịu cực điểm.
Đối với con cái, suốt ngày phải sống trong cảm giác tồi tệ cũng có thể khiến chúng hình thành nên những suy nghĩ, tính cách không mấy hay ho.
Một gia đình không tốt sẽ không chỉ mang tai họa đến cho người khác mà còn mang tai họa đến cho chính mình. Con cái sống trong căn nhà mà bố mẹ không hòa thuận thì tâm hồn của chúng cũng ít nhiều có những tổn thương, khiếm khuyết.
Nhà văn Pháp Montaigne từng nói: “Điều hành một gia đình khó hơn điều hành một quốc gia”.
Sự hưng thịnh, hạnh phúc, vui vẻ hay suy vong của một gia đình không xảy ra vô cớ. Nó cũng có những quy luật khách quan và logic. Bởi vậy, nếu như trong cuộc hôn nhân của bạn xuất hiện những tình huống trên thì phải cảnh giác và tự chấn chỉnh lại mình. Nhận ra vấn đề sớm thì giải quyết những vấn đề càng sớm để cứu vãn gia đình bạn.