Tiệc cưới sang chảnh nhưng không một ai đến dự, biết nguyên nhân chỉ có thể trách cô dâu

Xem bài viết

Cách đây không lâu, cô Lữ ở Thanh Đảo, Trung Quốc, gửi thiệp mời đám cưới đến tất cả họ hàng, bạn bè của mình. Cô mạnh tay tổ chức tiệc cưới ở mức cao cấp, mua cả rượu Phi Thiên Mao Đài giá 2/000 nhân dân tệ (khoảng hơn 7 triệu đồng) một chai làm rượu mừng, ngoài ra còn thuốc lá hiệu Hoa Tử đắt đỏ.

Đúng ngày cưới, từ tờ mờ sáng, cô Lữ và gia đình đã dọn ra bàn tiệc rất nhiều món ngon như tôm càng cay, bít tết, thịt ba chỉ nướng, bò hầm, bò nguội, gỏi ba chỉ nguội, thịt viên thập cẩm, thịt kho Tô Đông Pha, rau ngâm… Tổng cộng có tới 16 món ăn, vô cùng hoành tráng.

Thế nhưng không ngờ, không có bất cứ vị khách nào xuất hiện ở đám cưới để chúc mừng, khiến cô Lữ vô cùng đau khổ. Cô cảm thấy bị người thân và bạn bè quay lưng bỏ rơi.

Tiệc cưới sang chảnh nhưng không một ai đến dự, biết nguyên nhân chỉ có thể trách cô dâu - Ảnh 1.

Sau đó, nguyên nhân khiến tất cả khách khứa “tẩy chay” đám cưới của cô Lữ nhanh chóng sáng tỏ. Những người hàng xóm của cô tiết lộ sự thật. Hoá ra cô gái này không thực sự kết hôn, chỉ tìm đại một người đàn ông làm đám cưới giả, mục đích là kiếm tiền từ phong bì mừng cưới của bạn bè, người thân. Trước đám cưới này, cô đã có 8 lần kết hôn, khiến bạn bè, người thân cực kỳ ngán ngẩm.

Vì thế, dù đám cưới lần này được tổ chức công phu, sang trọng, tất cả mọi người thống nhất với nhau không đến dự. Họ cho rằng nếu còn tiếp tục đi ăn cưới cô Lữ, túi tiền sẽ cạn sạch. Và họ cũng không thể chấp nhận cách làm đám cưới dối trá của cô Lữ.

Tại sao nhiều người lại thích nói dối?

Rất nhiều người trong chúng đang nói dối với tần suất thường xuyên, ở khắp mọi nơi, trong mọi cuộc hội thoại bởi hiệu quả tạm thời mà hành động này mang lại.

Chúng ta thường nói dối để giữ thể diện, che dấu hành vi sai trái, ngăn chặn xung đột và còn nhiều lý do khác nữa. Và chúng ta nói dối rất nhiều. Điều đó, khiến các mối quan hệ bị hủy hoại, phá vỡ đi những gì chúng ta quan tâm.

Công bố trên tạp chí Nature Neuroscience, Neil Garret – một nhà nghiên cứu tại Đại học College London (Anh) – cho biết hành vi không trung thực sẽ leo thang khi nó được lặp đi lặp lại.

Thật vậy, các liên kết hóa sinh chính là bằng chứng mạnh mẽ giúp các nhà khoa học có thể dự đoán chính xác một lời nói dối của ai đó đã sắp nói ra bằng cách nhìn vào kết quả quét não trước đó của họ, và nếu đã nói dối một lần, khả năng tiếp tục nói dối lần thứ hai sẽ cao hơn.

Theo tờ Huffington Post, các nhà khoa học tìm thấy khả năng phản hồi của một vùng nằm trong não sẽ ngày càng ít đi khi chúng ta gian dối, và điều đó sẽ khiến chúng ta nói dối nhiều hơn nữa.

Tiệc cưới sang chảnh nhưng không một ai đến dự, biết nguyên nhân chỉ có thể trách cô dâu - Ảnh 3.

Tranh minh hoạ

Nói dối đòi hỏi Ƅạn phải nghĩ ra một câu chuyện, tưởng tượng rằng Ƅạn đã từng sống trong câu chuyện ấу, che dấu những khuyết điểm trong câu chuуện mà bạn vừa mới nghĩ ra và ăn khớρ câu chuyện này với những gì xảy ra xung quanh để nó có vẻ giống thật. Trong một vài giây ngắn ngủi, bộ não bạn phải làm việc hết công suất để xuất bản được những lời nói dối và đó chính là lý do chúng ta cảm thấy khó chịu, căng thẳng mỗi khi nói dối.

Không chỉ dừng lại ở những ρhản ứng tức thời này, việc nói dối hết lần nàу đến lần khác, lặp đi lặp lại trong một khoảng thời giɑn dài sẽ khiến cho sự căng thẳng chồng chất trong tâm trí Ƅạn và khiến cho bạn ngày càng mệt mỏi hơn.

Bởi thế, trước khi mở lời hay đưa ra những quуết định về hành động của bản thân, hãу nhớ phải cân nhắc đến hậu quả và lợi ích củɑ chính bản thân.